1. Kích thước vành (la zăng)

Một quy luật nhiều người đã biết là vành càng nhỏ, xe càng ít ồn – đặc biệt là nếu so sánh trên cùng một chiếc xe. Với vành 16 inch, xe của bạn chắc chắc sẽ êm ái hơn vành 18 inch.

Lý do là bởi độ dày của lốp càng lớn đồng nghĩa với việc lượng cao su “lăn” trên mặt đường càng nhiều và dĩ nhiên là tiếng ồn cũng đỡ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, việc thay vành lốp không thể tuỳ tiện mà bạn buộc phải tham vấn tài liệu đăng kiểm của mình để tránh vi phạm. Với các dòng xe đời mới, nhiều loại đăng kiểm cho phép lắp một số tuỳ chọn vành lốp khá linh hoạt – khác hẳn với trước đây. Dĩ nhiên, việc lắp lốp dày sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới thẩm mĩ do thị hiếu số đông thường thích lốp mỏng, vành to.

Tuy nhiên nếu tiếng ồn mới là mục tiêu xử lý số một của bạn, sẽ không gì ngăn cản được bạn làm điều đó – kể cả khi đó là cảm giác lái hay vẻ đẹp ngoại hình.

Vành to, lốp càng mỏng luôn đồng hành với tiếng ồn.

Vành to, lốp càng mỏng luôn đồng hành với tiếng ồn.

2. Bề ngang của lốp

Thông thường, với cùng một bộ vành, người dùng có thể lắp vài ba cỡ lốp khác nhau về bề ngang. Thông thường, xe sedan với vành 16 inch có thể lắp lốp 195, 205 hoặc 215. Cá biệt một số trường hợp có thể lắp lốp với bản 225. Con số này ở các dòng SUV hoặc bán tải có thể khác biệt (bạn nên tham khảo thêm tài liệu kĩ thuật của xe để biết chi tiết).

Một số xe cũng dán các thông số lốp này ngay ở phía trong cánh cửa. Việc sử dụng các loại lốp bản rộng có thể giúp xe có thêm độ bám đường trong quá trình tăng tốc hoặc phanh, tuy nhiên bề mặt ma sát lớn sẽ khiến những âm thanh cao su vỗ lên mặt đường dễ dàng lọt vào khoang lái.

Vì vậy, nếu tiếng ồn là mối quan tâm lớn nhất của bạn, hãy chọn các loại lốp có bề ngang càng bé càng tốt (ví dụ như 195/55 R16 thay vì 205/55 R16.

Bạn có dám hi sinh cảm giác lái để lấy sự yên tĩnh?

Hãy chọn các loại lốp có bề ngang càng bé càng tốt nếu bạn muốn giảm tiếng ồn.

3. Chỉ số tốc độ và mức tải của lốp

Đây là một trong những chỉ tiêu khá thú vị thường bị nhiều người bỏ qua hoặc hiểu sai bản chất. Mỗi loại lốp đều có mức giới hạn tốc độ và trọng lượng tải riêng.

Ngoài thông số chính nhiều người đều biết như 205/55 R16, một thông số hay bị lãng quên thường có dạng kí tự như 82H hay 91V.

Trong đó, hai chữ số đầu thể hiện năng lực chịu tải còn kí tự cuối thể hiện mức tốc độ khuyến cáo tối đa của nó. Hiển nhiên, lốp với khả năng chịu tải và tốc độ cao hơn sẽ cứng hơn rất nhiều – điều tất yếu dẫn đến sự ồn ào khi di chuyển trên đường.

Bảng kí hiệu tốc độ giới hạn trên lốp thông dụng.

Bảng kí hiệu tốc độ giới hạn trên lốp thông dụng.

Trong thực tế, không ít chủ xe đang sử dụng lốp cứng và ồn ào một cách không cần thiết. Nếu bạn chẳng mấy khi chạy nhanh quá 190 km/giờ, bạn chẳng có lý do gì dùng lốp V (chịu tới 240 km/giờ) mà loại H (210 km/giờ) và U (200 km/giờ) sẽ êm ái hơn.

Ngoài các kí hiệu thông dụng (xem bảng dưới), kí hiệu Z cũng thường gặp trên một số dòng lốp. Đây là dấu hiệu của lốp hiệu năng cao với khả năng chịu tốc độ trên 240 km/giờ (khác với các nhóm kí hiệu phổ thông là điểm tới hạn của tốc độ).

Với một số dòng xe thể thao cao cấp, các kí hiệu W (chịu tới 270km/giờ) và Y (chịu tới 300km/giờ) cũng có thể xuất hiện.

Kí hiệu lốp trên dòng sản phẩm Bridgestone Turanza.

Kí hiệu lốp trên dòng sản phẩm Bridgestone Turanza.

Điều tương tự cũng áp dụng với vấn đề tải. Chính vì thế, việc cân nhắc lại nhu cầu vận hành xe để chọn mua lốp với thông số vừa phải không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giải quyết đáng kể tiếng ồn.

Bảng kí hiệu tải trọng lốp thông dụng.

Bảng kí hiệu tải trọng lốp thông dụng.

4. Điều kiện thời tiết

Bên cạnh các số liệu về tính chất, việc chọn lóp tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu mà bạn dự kiến sẽ chạy xe thường xuyên là điều cũng cần đưa vào cân nhắc.

Ở các vùng cao với khí hậu băng tuyết tại nước ngoài, người ta thậm chí còn sử dụng lốp có đinh tán ở bề mặt nhằm tăng cường sức bám – đồng nghĩa với độ ồn vào hạng “khủng”.

Mặc dù vậy, sự hi sinh này là cần thiết để đảm bảo an toàn. Dĩ nhiên, số lượng các lựa chọn lốp theo thời tiết là rất nhiều. Tuy nhiên đối với phần lớn xe du lịch tại Việt Nam, lựa chọn chủ yếu nằm giữa hai dòng: All Season hoặc Summer.

Thiết kế bề mặt lốp All-Season của Michelin (Dòng Premier).

Thiết kế bề mặt lốp All-Season của Michelin (Dòng Premier).

Trước tiên, chúng ta cũng cần phân biệt giữa lốp All Season và All Weather – loại lốp vốn được thiết kế để có độ bám kể cả khi nhiệt độ xuống dưới 7 độ C với mặt đường có tuyết hoặc trơn.

Loại lốp này thường có độ ồn lớn hơn so với lốp All Season – vốn được thiết kế vận hành ở nhiệt độ từ 7 độ C trở lên với những tính chất thiên về giảm độ ồn và ma sát thấp.

Tuy vậy, nếu thời tiết xuống quá lạnh, lốp All Season sẽ không đáp ứng độ bám đường tốt như All Weather. Hiện tại, lốp All Season thường được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi nó cân bằng giữa sự êm ái, khả năng vận hành và khả năng bám đường ướt trong khi các đường rãnh thường được thiết kế sâu – đem lại tuổi thọ lớn hơn so với lốp mùa hè Summer.

Chính vì vậy, lốp All Season cũng là loại lốp có nhiều lựa chọn kích thước nhất cho đủ mọi loại xe từ xe sedan, xe bán tải cho tới SUV – điều cho phép người dùng dễ tìm loại lốp với kích thước phù hợp cho xe của mình hơn cả.

Ngoài ra, việc được trang bị mặc định trên nhiều dòng xe hiện này cũng khiến các nhà sản xuất chú ý đầu tư thiết kế các loại lốp này để có độ êm ái tốt hơn và giảm ma sát nhằm tiết kiệm nhiên liệu.

Sự khác biệt trong thiết kế bề mặt các loại lốp.

Sự khác biệt trong thiết kế bề mặt các loại lốp.

Dĩ nhiên, nếu ở các khu vực thời tiết ấm nóng – điển hình là phía Nam, việc chọn các loại lốp Summer sẽ là tối ưu hơn cả. Khi lốp All Season bắt đầu trở nên thông dụng, lốp Summer thường được chuyển vào “ẩn” dưới vỏ bọc mới là lốp hiệu năng cao “Performance” với những đặc điểm sẵn có như hoa chia thành từng khối lớn nhằm tăng diện tích ma sát với mặt đường cũng như có các rãnh thoát nước dễ nhận thấy.

Lốp nhóm này thường có các hiệu suất phanh, vào cua và điều chỉnh hướng của xe rất tốt. Nói cách khác, với xe thể thao yêu cầu cao về tốc độ và sự linh hoạt, đây là loại lốp phù hợp.

Tuy nhiên, do bề mặt đường tại Việt Nam thường khá xấu, loại lốp với ma sát lớn này thường song hành với tiếng ồn vọng từ mặt đường – điều thường khiến cho nó tụt lại sau lốp All-Season.

5. Vật liệu và hoa lốp

Kể cả khi có các thông số giống nhau, các loại lốp cũng thường có sự khác biệt về hợp chất cao su và hoa mà nhà sản xuất sử dụng. Một số thương hiệu lốp mới cũng thường đi kèm với chỉ số tiếng ồn.

Tuy nhiên do sự đa dạng đặc thù của môi trường giao thông – điển hình là mặt đường và thời tiết, những chỉ sổ này thường không chính xác và chỉ mang tính tham khảo.

Chính vì điều này, cách tốt nhất để biết loại (thương hiệu lốp nào) với hoa lốp nào phù hợp với điều kiện vận hành trong khu vực bạn sinh sống, hãy tham khảo các trang đánh giá với tiêu điểm nhắm vào những khu vực có điều kiện giao thông, thời tiết tương tự như những gì bạn đang có.

Mỗi dòng sản phẩm thường có khác biệt cả về vật liệu lẫn thiết kế.

Mỗi dòng sản phẩm thường có khác biệt cả về vật liệu lẫn thiết kế.

Những loại lốp với cao su mềm thường sẽ êm ái hơn nhưng cảm giác lái và khả năng tiết kiệm nhiên liệu thường sẽ kém hơn (có thể từ 7-10% trong một số tình huống).

Bên cạnh đó, một số hoa lốp cũng sẽ có thể êm ái hơn những loại khác, tuy nhiên điều này thường do ảnh hưởng từ mặt đường và cách vận hành xe khá nhiều. Để xác định được loại hoa lốp nào phù hợp, bạn nên có những trải nghiệm riêng của mình.

Tại Việt Nam, dù thị hiếu thường hướng tới các dòng sản phẩm Michelin với những khen ngợi về sự êm ái. Điều này đúng nhưng chưa đủ.

Lý do là bởi thực tế hãng lốp nào cũng có các dòng sản phẩm khác nhau hết sức đa dạng từ… êm cho tới ồn, việc nhà phân phối tại Việt Nam chọn đưa về mẫu sản phẩm nào cũng sẽ ảnh hưởng tới thói quen sử dụng của người dùng.

Điển hình cho trường hợp này là Michelin Primacy 3ST vốn là dòng lốp được phát triển riêng cho thị trường Đông Nam Á và các khu vực người dùng thườnghướng tới sự êm ái thay vì các tiêu chí về cảm giác lái hay tốc độ.

Dù Bridgestone cũng có dòng sản phẩm cạnh tranh trực tiếp là Turanza GR90 nhưng bản thân việc truyền thông và cách tiếp cận thị trường không mạnh mẽ đã tạo ra sự chênh lệch lớn trong thị hiếu người tiêu dùng giữa hai dòng sản phẩm này.

Bạn cũng nên cân đối các nhu cầu sử dụng để có loại lốp hợp lý.

Bạn cũng nên cân đối các nhu cầu sử dụng để có loại lốp hợp lý.

Lưu ý rằng để đo chính xác độ ồn trong xe, bạn nên có những thiết bị đo chuyên nghiệp bởi chúng sẽ cho kết quả chuẩn xác hơn hẳn các ứng dụng điện thoại mà nhiều người vẫn quen dùng và cũng là công cụ rất giá trị trong việc giải quyết tiếng ồn trên xe – không chỉ từ lốp.

Ngoài ra, với lý do an toàn, bạn cũng không nên thực hiện việc đo đạc khi chỉ có một mình trên xe. Hãy rủ theo ai đó có thể hỗ trợ bạn giữ máy đo vào các vị trí cơ bản bao gồm vị trí tai trái của người ngồi, mặt táp lô và hàng ghế sau.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam