Một hiện tượng đang càng ngày phổ biến ở Trung Quốc là các căn hộ chung cư được mở bán khi mới được xây dựng khoảng trên 50%, nhưng nhiều trường hợpdoanh nghiệplại không thể hoàn thành công trình vì một hay nhiều lý do khác nhau. Trong vòng5 năm trở lại đây, trên toàn Trung Quốc, người mua nhà đã mất đến hơn 30 tỷ USD vì những trường hợp như vậy. Để ngăn chặn tình trạng này, hiện nhiều địa phương ở Trung Quốc đang xem xét việc nghiêm cấm các nhàphát triển bất động sảnmở bán căn hộ đang trong quá trình thi công.
Hiện tỉnh Quảng Đông, một trong những địa phương có thị trường bất động sản sôi động nhất Trung Quốc, đang đi đầu trong việc này. Trong tuần qua, Cục Quản lý Địa chính tỉnh Quảng Đông vừa cho trình Hội đồng Nhân dân địa phương này một bản đề nghị ban hành quy định cấm mở bán những căn hộ có mức độ hoàn thành dưới 95%.
Hiện vẫn chưa có thông tin gì xung quanh việc Hội đồng Nhân dân tỉnh QuảngĐông liệu có chấp nhận đề án này không. Nhiều khả năng quyết định sớm nhất sẽ được đưa ra trong vòng hai tháng đầu năm 2019. Nếu dự thảo được thông qua, sẽ có hàng loạt nhà phát triển bất động sản Trung Quốc rơi vào cảnh khó khăn, do hầu hết trong số các công ty xây dựng này đều thuộc dạng vừa và nhỏ, thiếu hẳn nguồn vốn dư thừa để có thể hoàn thành một dự án từ đầu đến cuối. Cách duy nhất để họ có đủ vốn để hoàn thành dự án là mở bán căn hộ ngay trong lúc đang thi công.
Nhưng ngược lại, quy định mới trên cũng có thể đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Trước hết là việc giảm thiểu độ rủi ro cho người mua hàng - hiện tổng giá trị những căn hộ đang trong quá trình thi công nhưng đã có chủ trên toàn Trung Quốc lên tới 20% GDP năm 2017 của nước này. Chỉ cần một, hai dự án sụp đổ, khơi dậy tác động dây chuyền thì hậu quả lên thị trường bất động sản Trung Quốc là không nhỏ.
Ngoài ra, đây cũng là một cách để chính quyền Trung Quốc gián tiếp thanh lọc và loại bỏ những doanh nghiệp bất động sảnyếu kém ra khỏi thị trường. Cơn sốt bất động sản mấy năm gần đây đã sản sinh ra thêm hàng nghìn doanh nghiệp xây dựng mới trên khắp nước này, nhưng không có nhiều doanh nghiệp thật sự lớn mạnh. Thanh lọc, điều chỉnh những công ty yếu kém cũng là cách tạo điều kiện phát triển cho những doanh nghiệp thật sự có khả năng.
Lê Công Vũ/Nguồn: The Japan Times