Chúng tôi chi hơn 880 triệu bảng cho việc bổ sung vitamin C trên toàn cầu và con số này dự kiến tăng lên 1,1 tỷ bảng vào năm 2024, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.
Sự phổ biến của vitamin C bắt nguồn từ niềm tin rằng, nó có thể ngăn ngừa cảm lạnh, một lý thuyết lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1970 bởi nhà khoa học đoạt giải Nobel Linus Pauling. Ông thực sự tin vào điều này và cá nhân đã dùng 3g vitamin C/ngày, mặc dù phần lớn nghiên cứu sau đó của ông về vitamin không được thuyết phục.
Chắc chắn, khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc dính virus như cúm, người ta đồng ý rằng vitamin C là một phần của hệ miễn dịch và nhanh chóng bị cạn kiệt. Nó giúp cơ thể chống lại bệnh tật, tiêu diệt vi khuẩn bằng cách khuyến khích sản xuất các tế bào bạch cầu.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã thất bại trong việc lưu trữ lý thuyết về vitamin C của Pauling như là một chất bổ sung phòng ngừa và theo một báo cáo năm 2017 của Tổ chức Cochrane, điều tốt nhất chúng ta hy vọng là uống 1.000mg vitamin C mỗi ngày có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh khoảng 8% - khoảng 0,4 ngày.
Nếu tiêu thụ một lượng cao hơn, thời gian cảm lạnh có thể giảm xuống nữa, một nghiên cứu từ Đại học Helsinki năm 2017 cho thấy liều hàng ngày từ 6g đến 8g có thể rút ngắn 19% thời gian có triệu chứng cảm lạnh. Nhưng nhìn chung, vitamin C không được cho rằng có tác dụng phòng ngừa.
Tổ chức nghiên cứu về sức khỏe NHS khuyến cáo người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ 40mg vitamin mỗi ngày. "Tất cả chúng ta đều bị thiếu hụt vitamin C di truyền nếu không cung cấp một lượng cần thiết", Tiến sĩ Thomas Levy – một người Mỹ và là bác sĩ tim mạch, kiêm tác giả của Primal Panacea, một cuốn sách mới về việc sử dụng vitamin C cho biết.
Ăn một quả cam cỡ vừa giúp cung cấp gần gấp đôi lượng vitamin C hàng ngày, ở mức 70mg/quả và hai quả cà chua vừa khoảng 20mg/quả.
Mặc dù vitamin C có thể không phải cách giúp phòng tránh virus mùa đông, nhưng các nhà khoa học đang cố gắng tìm cách sử dụng nó như một phương pháp điều trị cho các tình trạng khác, từ virus Corona (Covid-19) cho đến mất trí nhớ.
Ở Trung Quốc, các nhà khoa học tại Bệnh viện Zhongnan của Đại học Vũ Hán đang thử nghiệm tác dụng của vitamin C đối với 120 bệnh nhân nhiễm virus, bằng cách cho họ truyền 24g vitamin C hàng ngày trong 7 ngày. Kết quả chưa được công bố.
Liều lượng đang được sử dụng ở Trung Quốc bằng khoảng 60 lần so với lượng NHS khuyến nghị hàng ngày và 24 lần so với lượng thử nghiệm chống cảm lạnh trong các đánh giá của Cochrane.
Trong các thử nghiệm, vitamin C hoạt động chống lại mọi loại virus - nếu được cung cấp đủ liều lượng, Tiến sĩ Levy nói.
Tiến sĩ Mike Skinner, một nhà nghiên cứu virus tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn nói rằng, chúng ta biết giá trị của vitamin C chống lại Covid-19 trong một thời gian và liều được thử nghiệm có quy mô rất lớn. “Nó đang trong quá trình thử nghiệm”, ông cho biết thêm.
Thiếu vitamin C cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe não?
Các nhà nghiên cứu của Đại học Copenhagen phát hiện rằng, vitamin C có thể là yếu tố chính trong việc ngăn ngừa suy giảm nhận thức do lão hóa và các rối loạn như mất trí nhớ.
Đánh giá của họ được công bố trên tạp chí Nutrients năm 2014 đã báo cáo ảnh hưởng trực tiếp của việc thiếu vitamin C đối với cơ quan não trong suốt cuộc đời của mỗi người, từ sự phát triển trong bụng mẹ đến sự tái phát sau chấn thương sọ não như đột quỵ.
Trong một nghiên cứu khác liên quan đến 80 người trưởng thành khỏe mạnh, các nhà nghiên cứu ở Úc phát hiện việc bổ sung vitamin C có thể cải thiện hiệu suất liên quan đến sự chú ý, trí nhớ làm việc và tốc độ quyết định.
Nghiên cứu mới về việc sử dụng liệu pháp vitamin C cho nhiễm trùng huyết là khả quan khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức sau khi bị tổn thương mà kết quả có thể gây tử vong. Ở Anh có khoảng 48.000 ca tử vong mỗi năm liên quan đến tình trạng này.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia Commonwealth của Mỹ đã phát hiện ra việc tiêm tĩnh mạch vitamin C khoảng 6 giờ/lần trong 4 ngày sau khi nhập viện làm giảm nguy cơ bệnh nhân nhiễm trùng huyết tử vong từ 46% xuống gần 30% sau một tháng.
Ngoài ra, các bác sĩ sử dụng thuật ngữ ‘’hội chứng chuyển hóa’’ để mô tả các tình trạng bao gồm béo phì, huyết áp và lượng đường trong máu cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh gan nhiễm mỡ (tích tụ mỡ trong gan) và rối loạn chức năng nhận thức.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon đã báo cáo rằng bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi hội chứng chuyển hóa có thể cần nhiều vitamin C.
Nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Redox Biology, cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này và có thể phá vỡ hệ sinh thái đường ruột tự nhiên – hay còn gọi là microbiome.
Khi điều này xảy ra, một số loại vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào máu và nó cần các chất chống oxy hóa như vitamin C để trung hòa chúng - điều này có thể gây ra sự thiếu hụt nếu vitamin không được bổ sung.
Giáo sư Maret Traber, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Những người mắc hội chứng chuyển hóa có thể tiêu thụ cùng một lượng vitamin C như những người không mắc bệnh nhưng có lượng vitamin C trong máu thấp hơn".
Các nhà nghiên cứu tin rằng cần phải nghiên cứu thêm để xác định, liệu việc bổ sung vitamin C có thể có tác động tích cực trong việc đảo ngược các khía cạnh của hội chứng chuyển hóa hay không.
Tuy nhiên, NHS cảnh báo nếu sử dụng một lượng vitamin C cực lớn (hơn 10g mỗi ngày) có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy và đầy hơi.
Nhưng "không có mức độ nào của vitamin C được cho là độc hại, do vitamin C hòa tan trong nước và bất cứ thứ gì cơ thể đào thải sẽ được bài tiết qua nước tiểu", tiến sĩ Levy nói. Dù vậy, ông cảnh báo rằng trong trường hợp suy thận, chỉ nên bổ sung khi có sự theo dõi chặt chẽ.