Vitamin D dùng trong chữa trị Covid-19

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng vitamin D - chủ yếu tổng hợp từ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã bắt đầu một thí nghiệm trong 10 tuần để xem liệu vitamin D có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 hay không. 

Vitamin D đang được xem xét có thể dùng trong chữa trị Covid-19 hay không

Họ tiến hành một thử nghiệm liệu vitamin D liều cao có thể điều trị các triệu chứng nhẹ của Covid-19, như đau đầu, sốt và mệt mỏi và liệu có thể ngăn ngừa bệnh nhân lâm vào tình trạng xấu đi hay không.

200 bệnh nhân ở độ tuổi 40 đến 70 sẽ nhận được 625 mcg (microgam) vitamin D mỗi ngày, cao hơn nhiều so với liều 10 mcg được khuyến nghị hàng ngày ở Anh hoặc chỉ dùng thuốc kê đơn riêng của họ.

Nếu thử nghiệm cho thấy vitamin D ngăn được virus corona tiến triển, nó có khả năng được sử dụng như một phương pháp điều trị trong cộng đồng và bệnh viện. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liệu vitamin D có hiệu quả không.

Bác sĩ Alison Tedstone, chuyên gia dinh dưỡng tại Public Health England, nói: Không có đủ bằng chứng để khuyến nghị hỗ trợ vitamin D giảm nguy cơ Covid-19. Tuy nhiên, cung cấp đầy đủ lượng vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung. Nó cũng cần thiết cho xương khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa bị bệnh.

Bác sĩ Tedstone cho biết: "Để bảo vệ sức khỏe xương và cơ bắp, mọi người nên cân nhắc bổ sung 10mcg vitamin D hàng ngày".

Trong thời gian dịch bệnh, các chất bổ sung vitamin D đã được người tiêu dùng săn lùng với niềm tin có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi virus corona. 

Sự săn lùng đó đến từ một thử nghiệm ở Trung Quốc. Các bác sĩ ở Vũ Hán đã thực hiện một thử nghiệm nhỏ để xem liệu vitamin D liều cao có thể giúp điều trị bệnh nhân Covid-19 bị bệnh nặng hay không.

Bác sĩ Peng Zhiyong, giám đốc khoa chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Trung Nam, thuộc Đại học Vũ Hán, đã cho 50 bệnh nhân dùng 12g vitamin D hoặc giả dược qua ống nhỏ giọt tĩnh mạch, hai lần một ngày trong một tuần. 

Trong thời gian đó, 35% những người dùng giả dược đã tử vong, so với một phần tư những người được dùng vitamin D vẫn còn cầm cự được.

Bác sĩ Peng nói, "Vitamin D là một phần quan trọng trong phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nhiễm trùng".

Bác sĩ Peng quyết định nghiên cứu vitamin D liều cao như một phương pháp điều trị tiềm năng cho Covid-19 vì "Vitamin D đã được dùng cho những bệnh nhân trong dịch SARS 17 năm trước và họ đã cho thấy dấu hiệu cải thiện", ông nói.

Vitamin D lợi đủ đường

Có rất ít hoặc không có nhược điểm nào khi làm theo lời khuyên này vì nếu dùng đủ và đúng vitamin D sẽ không hề có hại cho cơ thể, chưa kể đến những lợi ích tình cờ đối với miễn giảm virus corona.

Vitamin D cũng có thể được tìm thấy trong các loại cá có dầu như cá hồi, cá mòi và cá trích. Tập thể dục hàng ngày ngay cả khi bị cách ly cũng sẽ sản sinh được vitiamin D, Martin Hewison, giáo sư khoa nội tiết phân tử tại Đại học Birmingham cho biết.

Đối với những người có làn da nhợt nhạt, mười phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày là đủ, trong khi những người khác có thể cần khoảng 25 phút.

Giáo sư Hewison cho rằng, những người béo phì, cao tuổi và có làn da sẫm màu có nguy cơ thiếu vitamin D cao và dường như có nguy cơ cao mắc các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng hơn.

Bổ sung vitamin D có lợi cho sức khỏe

Nếu vitamin D có lợi ích để chống lại virus corona nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn nào thì tốt hơn là ngăn ngừa các tác động nghiêm trọng của virus, thay vì điều trị.

Y tế công cộng Anh khuyên rằng, vào mùa xuân và mùa hè, phần lớn dân số nhận đủ vitamin D thông qua ánh sáng mặt trời hấp thụ qua da và chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Những người ít hoặc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như những người thường xuyên ở trong nhà hoặc những người thường hay che chắn khi đi ra ngoài, cần phải bổ sung  vitamin D trong suốt cả năm. Các nhóm dân tộc có làn da tối màu cũng nên xem xét bổ sung quanh năm.

Theo Mộc Anh/Đô Thị Mới