1. Xác định nhu cầu của bạn
Cũng như nhiều vật dụng khác, đây luôn là nguyên tắc đầu tiên để bạn có thể lựa chọn được cho mình một chiếc tai nghe phù hợp nhất. Mỗi chiếc tai nghe không dây được nhà sản xuất đưa ra sẽ nhắm đến những đối tượng người dùng khác nhau.
Có thể là những mẫu tai nghe dành cho các dòng nhạc khác nhau hay những chiếc tai nghe không dây dành riêng cho game thủ.
Những chiếc tai nghe chuyên dụng thường có mức giá không hề rẻ. Chính vì vậy, việc xác định rõ nhu cầu sử dụng sẽ giúp bạn có thể tìm được tai nghe tốt với mức giá hợp lý nhất.
2. Làm một bài so sánh nho nhỏ
Để không cảm thấy hối tiếc sau khi mua hàng thì bạn nên tham khảo thông tin và có thể dùng thử nhiều sản phẩm khác nhau. Đừng vội chọn ngay một sản phẩm khi chỉ mới xem qua mẫu mã và quảng cáo.
Hãy vạch ra 5 đến 6 cái tên, rồi tìm kiếm các bài đánh giá về chúng. Tập trung vào 2-3 lựa chọn được các chuyên gia và người dùng gợi ý.
Có nhiều người dùng cho rằng, những chiếc tai nghe không dây mới ra mắt sẽ tốt hơn tuy nhiên vấn đề không đơn giản như vậy. Các sản phẩm mới thường chưa có nhiều bài đánh giá và so sánh để bạn có thể tham khảo vì vậy bạn cũng không nên mạo hiểm làm "chuột bạch".
Tuy nhiên cần lưu ý, mặc dù chúng ta có xu hướng chọn những chiếc tai nghe vừa ra mắt vì cho rằng "mới nhất là tốt nhất", thực chất không nên làm như vậy, đơn giản là vì bạn sẽ không có đủ thông tin về sản phẩm đó để đưa ra quyết định đúng. Các sản phẩm mới thường chưa có nhiều bài đánh giá và so sánh.
3. Mua trực tuyến hay trực tiếp tại cửa hàng?
Câu trả lời là nên ưu tiên ra cửa hàng để nghe trực tiếp trước khi mua. Lý do là vì bạn đang phân vân bởi rất nhiều tiêu chí và lựa chọn khác nhau, nên chỉ có "thử tận tay, nghe tận nhĩ", bạn mới có cơ sở để ra quyết định. Hầu hết các cửa hàng tai nghe uy tín tại Việt Nam hiện nay có đủ cơ sở vật chất và không gian thoải mái để bạn thử sản phẩm.
Nếu ai không ở các thành phố lớn, hoặc muốn mua tai nghe ở nước ngoài, các gian hàng trực tuyến cũng không phải phương án tồi.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý tìm hiểu kỹ mức độ uy tín của người bán, và chính sách đổi, trả sản phẩm lỗi hoặc không vừa lòng, bởi không ai muốn bỏ cả đống tiền cho một chiếc tai nghe để rồi chuốc lấy cảm giác chán nản vì món đồ của mình "nghe không hợp tai".
4. Kiểm tra kỹ tai nghe
Tai nghe mà bạn mua sẽ đồng hành với bạn trong nhiều năm, chính vì vậy cảm giác thoái mái khi đeo là yếu tố quan trọng nhất. Cảm giác "hợp tai" với mỗi người là khác nhau, nhưng tóm lại có 3 yếu tố bạn cần để mắt đến:
- Độ vừa vặn khi sử dụng: Không dễ tuột khỏi tai với tai gắn ngoài (earbuds), Không gây bức bối khi sử dụng lâu với tai nghe nhét sâu (inears) hoặc tai chụp (over ear).
- Chất lượng âm thanh.
- Cấu trúc tai nghe đáp ứng nhu cầu: Gọn (dễ cất balo khi đi du lịch), nhẹ (để sử dụng trong thời gian dài) và độ bền.
5. Âm thanh tốt hơn
Các tai nghe sử dụng công nghệ Bluetooth thường được cho là cho ra âm thanh kém hơn so với tai có dây. Tuy nhiên, những công nghệ gần đây đã giúp cải thiện chất âm truyền qua tín hiệu không dây, ví dụ như công nghệ Bluetooth aptX mới nhất thường được trang bị trên các thiết bị Android, với bộ mã hóa truyền dẫn âm thanh tiên tiến có thể mang đến cảm giác "high-end" khi trải nghiệm âm thanh nói chung.
6. Tai nghe chụp hay tai nghe gọn nhẹ
Tai nghe không dây chụp, giống như tai chụp có dây, sẽ chùm kín phần tai của bạn, loại bỏ gần hết các tạp âm bên ngoài và giúp bạn chìm vào không gian của riêng mình. Nhưng cũng chính cấu tạo này khiến tai bạn sẽ đổ mồ hôi khi đeo lâu do không khí không được thoát ra ngoài.
Chính vì thế, tốt nhất nên chọn các loại tai có cấu trúc mở để giúp tai được thoáng đãng bởi suy cho cùng, khi chọn tai nghe không dây thì chúng ta thường có xu hướng ưu tiên tính di động và sự gọn gàng hơn. Nếu không quan tâm đến yếu tố này thì tai nghe chụp sẽ có lợi thế hơn về mặt chất lượng âm thanh.
7. Phải có bảo hành đi kèm
Dù chọn tai nghe theo tiêu chí nào đi nữa, bạn cũng cần nhớ không bao giờ chọn tai nghe không dây mà cũng…không đi kèm bảo hành.
Thông thường, thời hạn bảo hành từ 1-2 năm sẽ giúp người dùng yên tâm hơn và cũng đóng góp vào yếu tố "đồng tiền bát gạo" của sản phẩm.
8. Kháng mồ hôi
Có thể bản thường hay có những hoạt động thể dục thể thao. Và lúc này cơ thể bạn tiết ra khá nhiều mô hôi. Không phải mọi cặp tai nghe bluetooth trên thị trường đều có khả năng chống mồ hôi.
Nếu bạn đổ mồ hôi rất nhiều thì sau đó rất có khả năng nó sẽ làm hỏng tai nghe của bạn (đặc biệt là tai nghe Bluetooth) vĩnh viễn. Cố gắng tìm cặp chống mồ hôi, và có lẽ là một cặp tai nghe bluetooth có một bảo hành khi tiếp xúc với mồ hôi hoặc nước là tốt nhất.
9. Thời gian hoạt động
Điều này đôi khi được gọi là “thời gian nói chuyện” hoặc “thời gian nghe nhạc”. Bạn nên tìm kiếm một tai nghe bluetooth có thời gian hoạt động lâu.
Tốt nhất bạn nên tìm một cặp tai nghe bluetooth mà thời gian sử dụng nghe nói tối thiểu là là 6 giờ và thời gian hoạt động dành cho những người ít nghe hay nói chuyện là một tuần (7 ngày) mà không cần phải sạc.
10. Khả năng tương thích
Công nghệ luôn luôn thay đổi, do đó hãy chắc chắn rằng bạn chọn tai nghe không dây mà nó có thể tương thích với các thiết bị mà bạn muốn sử dụng. Điều này hiếm khi một vấn đề, trừ khi bạn được ghép nối một thiết bị cũ với tai nghe mới hoặc ngược lại.
Chỉ cần cẩn thận khi chọn mua tai nghe nằm trong khoảng sản xuất 1-3 năm qua hoặc mới hơn. (Nhìn ngày sản xuất, càng mới càng tốt).