1. Kiểm tra tổng quan và hộp đựng
Đây là bước đầu tiên cần thực hiện khi mua laptop. Bạn cần kiểm tra hộp đựng xem trên hộp có vết lõm, vết rách nào không.
Trong trường hợp có vết lõm, rách, hay bất kì dấu hiệu nào cho thấy hộp máy đã bị "bóc tem", hãy cẩn thận. Đồng thời bạn kiểm tra xem hộp máy có còn nguyên seal nguyên kiện hay không, tránh trường hợp máy đã bị bóc hộp rồi dán lại.
Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy nhớ chụp lại hiện trạng của hộp trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Trước lúc xuất xưởng, laptop thường được kiểm tra rất kỹ lưỡng. Nhưng model có thể gặp sự cố khi vận chuyển, bảo quản…
Cũng có trường hợp cửa hàng bán máy refurbished (loại 2, loại 3) với giá brandnew nhằm đánh lừa khách hàng. Bởi vậy, muốn đảm bảo chiếc laptop vừa mua còn mới tinh, bạn cần kiểm tra toàn diện phần vỏ ngoài.
Tiếp theo đó, bạn xem xét những vị trí dễ xước sơn như góc cạnh, kiểm tra phía trên và dưới thân máy có bị lõm hay không…
Khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ ngay với nhà phân phối và trao đổi về những điều trên nhé!
2. Kiểm tra bên trong và phụ kiện máy
Thông thường, nhà sản xuất sẽ tặng một số phụ kiện kèm theo laptop, quan trọng nhất là pin và sạc (adapter). Hãy kiểm tra pin với những dấu hiệu "đau khổ" như méo, xước, mùi lạ, han gỉ tại các điểm tiếp xúc…
Với sạc pin, chúng ta cần nghiên cứu dây dẫn nhằm đảm bảo không bị gẫy, đứt, hay dập tại mọi vị trí. Các đầu cắm dây phải luôn chắc chắn, không được lỏng.
Chúng ta lắp pin, cắm sạc, khởi động máy và chờ màn hình desktop hiện lên. Bạn tiếp tục tìm kiếm điểm chết trên màn hình bằng cách thay đổi hình nền (chuyển về chế độ 1 màu) hoặc kích hoạt phần mềm chuyên dụng Checkmonitor. Ngoài ra, chiếc màn hình xịn cũng không thể bị ố, hiển thị sai lệch màu sắc, sổ ngang, sổ dọc...
Với pin, bạn cứ việc sạc đầy rồi test bằng tiện ích hỗ trợ như Battery Meter, AIDA64, Everest, Battery Care... Hãy chú ý cả tới nhiệt độ của pin tại chế độ làm việc bình thường, không được quá nóng.
3. Chuột cảm ứng – Touchpad
Đây là một trong những bộ phận tối quan trọng của máy nhưng lại nhận được rất ít chú ý từ người dùng khi tìm mua máy laptop mới.
Touchpadhay gặp lỗi hoặc không nhạy sẽ gây khó chịu cho người dùng, tuy nhiên đây lại là bộ phận mà nhiều hãng sản xuất lại thường cắt giảm chất lượng để giảm giá thành sản phẩm.
Với sự xuất hiện của hệ điều hành Window 8 và các cử chỉ chạm đa điểm đi kèm, chất lượng của touchpad lại càng quan trọng.
Bạn có thể thử chất lượng của touchpad trên các máy chạy hệ điều hành Window 8 bằng cách vào mục Photo, chọn một ảnh bất kì và thực hiện các cử chỉ sau: zoom, xoay ảnh bằng hai ngón, lật ảnh bằng ba ngón (nếu có hỗ trợ). Nếu bạn vào mục Control Panel - Mouse, bạn có thể xem nhà sản xuất ra touchpad và các cử chỉ mà touchpad đó hỗ trợ (vài cử chỉ sẽ bị tắt theo mặc định).
Bạn cũng nên thử các nút chuột đi kèm với touchpad nếu có, xem các nút đó có dễ bấm hay không, có bị nhầm giữa chuột trái và chuột phải hay không.
Đối với các touchpad không nút cứng (clickpad), bạn nên kiểm tra xem khi nhấn chuột thì con trỏ có bị nhảy hay không. Đây là một vấn đề thường gặp với clickpad hiện nay.
4. Bàn phím
Ngay cả khi bạn dùng laptop chỉ để gửi e-mail hay giải trí là chính, bạn vẫn nên có một chiếc laptop với bàn phím thoải mái. Hãy mở NotePad, gõ thử vài dòng văn bản.
Bạn có thấy bàn phím quá mềm ? Các phím quá gần nhau ? Kích thước các phím quá nhỏ ? Bạn gõ sai hơi nhiều ? Nếu bạn gặp các vấn đề trên thì tốt nhất bạn nên tìm cân nhắc một chiếc laptop khác.
Bạn cũng nên để ý tới độ sâu của phím, đặc biệt là với bàn phím của các laptop thuộc dòng máy ultrabook. Nhiều hãng chế tạo laptop thường làm bàn phím của các máy ultrabook nông hơn để máy có thể mỏng hơn.
Độ sâu của phím và lực gõ sẽ có ảnh hưởng tới cảm giác gõ của người dùng, đặc biệt là đối với những người có thói quen gõ bàn phím mạnh tay.
Một điểm nữa bạn nên tìm kiếm ở bàn phím là các nút chức năng như nút điều chỉnh âm lượng, nút điều chỉnh độ sáng màn hình, đóng cửa sổ đang mở,v..v..mà không cần phải giữ phím Fn trước.
5. Webcam
Nếu bạn là một doanh nhân hay có những cuộc họp hay gặp mặt đối tác qua mạng, hoặc đơn giản chỉ là muốn nói chuyện với người thân ở một nơi khác bằng Skype, webcam của laptop mà bạn đang cân nhắc nên có chất lượng hình ảnh tốt.
Mặc dù các laptop cho doanh nhân thường có webcamchất lượng khá tốt, các máy phổ thông thường có chất lượng webcam khá kém với hình ảnh mờ hoặc nhòe, màu sắc cũng rất kém.
Để kiểm tra chất lượng của webcam, bật webcam lên và xem hình ảnh của bạn trong các môi trường ánh sáng khác nhau, từ tối sang ánh sáng đèn huỳnh quang và ánh sáng mặt trời.
Kiểm tra các mảng sáng tối và các chi tiết nhỏ trong hình. Bạn cũng nên kiểm tra các tính năng khác của webcam mà nhà sản xuất có thể cho thêm vào.
6. Màn hình
Không có gì khó chịu hơn việc bạn không thể lướt web, chơi game hoặc xem bộ phim yêu thích vì màn hình của máy quá kém. Màu sắc bị phai, lem màu hoặc góc nhìn kém đều có thể gây mất thoải mái cho người dùng.
Cách đơn giản nhất để kiểm tra khả năng hiển thị màu sắc và hình ảnh của màn hình laptop là lên mạng, phát một video trên Hulu hoặc YouTube. Nếu máy không có kết nối Internet, bạn có thể vào thư mục Video, nơi thường chứa một video xem thử của Microsoft.
Khi video đang chạy, bạn hãy nghiêng màn hình lên xuống, nghiêng đầu sang trái và phải để xem màu sắc và hình ảnh trên màn hình có bị phai hay nhòe màu hay không. Góc nhìn của màn hình có đạt yêu cầu hay không.
Độ sáng của màn hình cũng rất quan trọng. Độ sáng tối đa quá thấp có thể làm bạn gặp khó khăn khi sử dụng máy ngoài trời vào lúc ban ngày.
Nhưng độ sáng tối thiểu quá cao cũng có thể làm máy của bạn hao pin nhanh hơn. Lớp phủ chống lóa sáng cũng là một tính năng đáng cân nhắc nếu bạn hay phải làm việc ngoài trời.
Đối với các máy có màn hình cảm ứng, bạn nên kiểm tra độ nhạy của tính năng cảm ứng và liệu bề mặt của màn hình có dễ bị bám bẩn hay dấu vân tay không.
7. Loa ngoài
Khi bạn đang kiểm tra màn hình bằng video, bạn cũng nên tăng mức âm lượng của loa ngoài lên để có thể nghe thấy âm thanh của video và đánh giá chất lượng của loa ngoài.
Vị trí đặt loa ngoài của máy cũng là một yếu tố rất quan trọng vì vị trí của loa sẽ có thể gây ảnh hưởng tới âm thanh phát ra. Ví dụ, loa ngoài đặt ở đáy máy sẽ có thể làm âm thanh bị bịt hay tắc khi máy đang đặt ở trên bàn hay trên đùi người dùng.
Bạn cũng nên thử chơi một vài bản nhạc trên máy qua loa ngoài và tăng mức âm lượng lên tối đa nếu có thể để kiểm tra xem âm thanh có bị méo hay mất tiếng hay không.
Một điểm nữa cần chú ý là các ứng dụng hỗ trợ âm thanh đi kèm như Dolby Digital hay Beats Audio có thể giúp bạn điều chỉnh chất lượng âm thanh.
8. Ổ cứng
Mặc dù các quảng cáo laptop có thể cho bạn biết dung lượng của ổ cứngtrong máy, nhưng dung lượng lớn không phải là tất cả.
Các laptop phổ thông thường có ổ cứng HDD hoặc flash, nhưng với nhiều mẫu laptop cao cấp, ổ cứng SSD tốc độ cao hơn cần có chú ý nhiều hơn.
Hãng sản xuất ra ổ cứng đó và model của ổ cứng là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của bộ nhớ.
Nếu bạn muốn biết ổ cứng trong máy là do hãng nào sản xuất, bạn có thể mở Control Panel, vào mục Device Manager và sau đó chọn Disk Drive.
Bạn sẽ có thể biết được hãng sản xuất ra ổ cứng đó và tên của model, sau đó bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng để biết được khả năng làm việc, tốc độ xử lý và truyền tải dữ liệu của ổ cứng đó.
9. Kiểm tra cấu hình máy
Bạn cần kiểm tra xem chiếc laptop của mình có đúng như cấu hình mà nhà sản xuất quảng cáo hay không. Các thành phần cần kiểm tra gồm model chip, VGA, RAM, dung lượng ổ cứng...
Để kiểm tra, bạn mở cửa sổ System Properties trên máy bằng cách sau:
- Windows 7: Click chuột phải vào biểu tượng My Computer trên desktop rồi chọn Properties. Nếu trên màn hình desktop chưa hiện biểu tượng này, bạn click chuột phải vào màn hình desktop chọn Personalize>change desktop icons và tích vào ô Computer ở phía trên cùng, trong mục Desktop icons.
- Windows 8: bạn mở Windows Explorer, click chuột phải vào "This PC" phía bên trái, chọn Properties
Hãy kiểm tra các thông tin hiện ra với thông tin mà nhà sản xuất quảng cáo, gồm phiên bản Windows (nếu máy được cài sẵn Windows), chip (Processor), RAM (Installed Memory).
Tiếp theo, bạn kiểm tra dung lượng ổ cứng bằng cách mở menu Run (phím Windows + R). Tại cửa sổ này bạn nhập diskmgmt.msc rồi ấn phím Enter hoặc click OK.
Tại đây bạn có thể kiểm tra xem dung lượng ổ cứng thực trên máy có đúng với dung lượng mà nhà sản xuất quảng cáo hay không.
Lưu ý rằng dung lượng mà HĐH nhận được chỉ khoảng 92% dung lượng mà nhà sản xuất laptop quảng cáo, do cách tính dung lượng khác nhau giữa nhà sản xuất phần cứng và Windows.
Cuối cùng chúng ta cần kiểm tra thành phần card đồ họa. Bạn cũng mở menu Run như trên nhưng nhập lệnh devmgmt.msc rồi Enter hoặc click OK.
Bạn mở rộng mục "Display Adapters" trong cửa sổ hiện ra (ấn vào mũi tên bên cạnh). Đây là thành phần card đồ họa mà Windows nhận diện được và bạn có thể kiểm tra xem nó có đúng với model card của nhà sản xuất laptop đã quảng cáo hay không.
10. Kiểm tra "điểm ảnh chết"
Không phải tất cả các mẫu màn hình đều được sản xuất có chất lượng như nhau. Có những trường hợp trong quá trình sản xuất màn hình sẽ bị lỗi một vài điểm ảnh mà chúng ta hay gọi là dead pixel (điểm ảnh chết).
Để kiểm tra xem màn hình có bị lỗi này hay không, ta cho màn hỉnh hiển thị một bức hình toàn màu đen sau đó kiểm tra kĩ điểm chết (nếu có).
Trên Windows 7/8: bạn click chuột phải vào desktop > chọn "Personalize" > click "Desktop Background" > chọn "Solid Colors" từ menu xổ xuống > click vào biểu tượng màu đen > click nút Save Changes.
Sau đó, bạn kiểm tra kĩ trên màn hình xem có bất kì điểm ảnh màu xanh hay bất kì điểm ảnh nào bị đổi màu không. Nếu có, hãy liên lạc với nhà sản xuất để được bảo hành hoặc đổi mới.
Tuy nhiên, lưu ý rằng có nhà sản xuất chỉ cho phép đổi máy nếu màn hình có từ 5 điểm ảnh chết trở lên, bởi vậy bạn cần kiểm tra các điều khoản bảo hành, đổi mới trước khi mua.
Việc kiểm tra chất lượng, độ ổn định của máy trước khi mua là rất quan trọng. Nó giúp bạn tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng, đồng thời một chiếc máy trơn tru ngay từ đầu có nhiều khả năng sẽ chạy "nuột" cả về sau này.
Tất nhiên, vẫn có những máy sẽ phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng. Lúc này bạn cần liên hệ nơi sản xuất để được hướng dẫn