Lái xe cần làm gì để được đền bù bảo hiểm thỏa đáng nhất?
Theo quy tắc bảo hiểm xe cơ giới, nếu khi xảy tổn thất mà không báo bảo hiểm sẽ bị từ chối từ 10% đến 20%, không có hình hiện trường từ chối từ 10% – 20%.
Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm xe vào xe khác khi đi trên đường, nếu lỗi xác định là do bạn thì bảo hiểm vật chất sẽ đền bù thiệt hại cho bạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ đền bù thiệt hại cho xe bị tai nạn. Để việc đền bù bảo hiểm được tiến hành thuận lợi, không bị chế tài % cao thì cần thực hiện các bước dưới đây:
Lưu ý: Nếu bạn mua bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở cùng một hãng thì chỉ gọi số hotline của hãng thông báo, nếu mua 2 bảo hiểm ở hai hãng khác nhau thì cần gọi cả hai và làm theo hướng dẫn
Các bước gọi bảo hiểm sau khi gặp tai nạn xe ô tô
Bước 1: Giữ nguyên hiện trường tại nạn, gọi hotline bảo hiểm của hãng (trong sổ bảo hiểm có số hotline, ghi âm cuộc gọi để làm bằng chứng), khai báo tai nạn cho bên bảo hiểm và làm theo hướng dẫn, chờ nhân viên giám định đến (nếu hãng điều người đến được). Trường hợp tai nạn thiệt hại trên 10 triệu đồng, có liên quan đến bên thứ 3 (người bị thiệt hại) cần liên hệ với công an khu vực/CSGT hay nhờ bên bảo hiểm liên hệ CA/CSGT lập biên bản tai nạn, xác định lỗi vi phạm của các bên (nên chụp ảnh cận cảnh và toàn cảnh vị trí tại nạn).
Bước 2: Làm việc với bên CA/CSGT để lấy xe về gara/hãng sửa chữa, liên hệ bên bảo hiểm/ giám định để thẩm định thiệt hại, đàm phán giá sửa chữa xe mình và thiệt hại của xe nạn nhân. Ra biên bản giám định xe.
Bước 3: Làm việc với bên CSGT để ra biên bản tai nạn theo quy định
Bước 4: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm theo quy định, bản sao giấy tờ của bên CSGT cho bên bảo hiểm để thực hiện các đền bù sửa chữa xe cho bạn hay bảo hiểm trách nhiệm dân sự đền bù cho xe bị tai nạn.
Trong trường hợp bạn chịu chế tài (do các lỗi thay đổi hiện trường, không thông báo ngay, các lỗi khác) từ bên bảo hiểm thì bạn phải thanh toán một phần số tiền sửa chữa xe theo tỷ lệ % bạn chịu chế tài.