Nước lúa mạch
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích của lúa mạch và nước lúa mạch. Nước lúa mạch rất tốt cho giảm cân, cải thiện hệ tiêu hóa cũng như giúp giảm nồng độ đường huyết và cholesterol.
Bồ kết
Nghiên cứu năm 2018 đăng tải trên Food Science & Nutrition cho thấy bồ kết (carob) là thực phẩm giàu dinh dưỡng và khoáng chất, giúp giảm cholesterol xấu sau khi ăn trong 6 tuần, nhất là với người có nồng độ cholesterol cao.
Bồ kết ít béo và thường được dùng thay thế chocolate.
Nghệ
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nghệ và curcumin có trong nghệ mang nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nghệ có công dụng chữa lành, giảm các triệu chứng viêm xương khớp và viêm khớp, điều trị viêm loét dạ dày và cholesterol cao.
Nghệ cũng tốt cho da vì chứa nhiều chất chống oxy hóa, là thành phần phổ biến trong mặt nạ dưỡng da.
Gan bò
Gan bò được cho là chứa rất nhiều dinh dưỡng. 100 gram gan bò chứa tới 3460% lượng vitamin B12 một người cần mỗi ngày, tốt cho hồng cầu và giúp não khỏe mạnh.
Gan bò cũng giàu protein cung cấp năng lượng và hỗ trợ phục hồi tế bào.
Keo ong
Keo ong (propolis) là hỗn hợp của nhựa cây và nước bọt ong mật, chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Nghiên cứu chỉ ra keo ong có tác dụng tốt với nngười bị rối loạn chức năng dạ dày ruột, dị ứng, bệnh da liễu,...
Mầm lúa mì
Mầm lúa mì là siêu thực phảm nhờ nồng độ chất chống oxy hóa cao, hỗ trợ kiểm soát lượng cholesterol, có thể dùng trong bữa ăn hàng ngày để ăn cùng ngũ cốc, sữa chua hay món tráng miệng.
Tuy nhên mầm lúa mì giàu chất béo, do đó người có bệnh về tim cần lưu ý kiểm soát lượng mầm lúa mì dùng hàng ngày.
(Theo Bright Side)