Trong y học, các bác sĩ gọi những giây phút đầu tiên trong trường hợp khẩn cấp là "Golden Hour" - “Thời khắc vàng”, bởi vì những gì bạn làm lúc đó có thể quyết định tình trạng bệnh, thậm chí tính mạng của một con người.

Nên nhớ, nguyên tắc quan trọng nhất trước khi bạn học cách cứu người là phải gọi điện cho bệnh viện hoặc các đơn vị có khả năng cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, trong thời gian chờ đợi, hãy xem xem bạn có thể giúp đỡ nạn nhân theo cách nào?

Dưới đây là 7 kỹ năng cơ bản tương ứng với 7 tình huống mà ai cũng có thể gặp phải. Hãy tìm hiểu và vận dụng để bản vệ bản thân và những người thân yêu nhé! 

Người đuối nước

Nếu không có khả năng bơi lội tốt, bạn hãy nhớ rằng bơi ra cứu mới là biện pháp cuối cùng. Hãy thử bằng cách dùng bất cứ vật gì dài ra để với tới chỗ người đang cần cứu giúp như cây, gậy, dây dài… Hay bạn có thể bám và với tay ra chỗ người bị nạn nếu bạn ở gần bờ, tại đó có thuyền hoặc phao nữa thì là điều rất tốt.

Trong trường hợp bơi là cách cuối cùng, hãy luôn mang theo thứ mà cả 2 có thể cùng nổi và nhớ rằng tiếp cận người bị nạn từ phía sau. Nếu cần thiết hơn có thể đánh mạnh để nạn nhân bất tỉnh rồi đưa vào.

Những điều trên là hết sức cần thiết vì khi bị đuối nước, người bị nạn dễ rơi trạng thái hoảng loạn cực độ. Không làm đúng cách thì cả 2 có thể sẽ cùng gặp nguy hiểm bởi người gặp nạn có xu hướng gây nguy hiểm cho chính người đang cứu họ.  

Cấp cứu co giật

Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số neuron thần kinh, diễn ra đột ngột, không thể kiểm soát.

Khi gặp tình huống này cần nhanh chóng cho nạn nhân ngậm 1 miếng vải mềm để họ không tự cắn phải lưỡi mình. Tránh sử dụng vật cứng bởi chúng dễ có thể làm bệnh nhân bị gãy xương quai hàm.

Tiếp theo phải đưa họ đến nơi rộng rãi, thoáng mát và đặt chiếc gối hoặc vật mềm dưới đầu họ trước khi gọi xe cứu thương. 

Di chuyển những người có cân nặng lớn hơn bạn

Trong trường hợp gặp người bị thương, bạn bắt buộc phải di chuyển người bị nạn tới nơi an toàn. Nếu người bị nạn quá nặng, sau đây là cách di chuyển họ:

- Quay người bị nạn về phía mình, kéo tay họ quàng lên vai mình

- Quỳ xuống hoặc ngồi xổm xuống, sao cho phần bụng-ngực người bị nạn nằm trên vai của bạn.Giữ thẳng hông và đứng dậy.

- Không nghiêng người về phía trước để tránh bị chấn thương lưng.Người bị nạn sẽ nằm trên vai bạn và bạn có thể di chuyển ra xung quanh.

Axit, hóa chất rơi vào mắt

Với nhiều trường hợp như bị chất lỏng là hóa chất độc, axit… dính vào mắt thì bạn cần hết sức lưu ý và phải xử lý ngay bởi đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhất của cơ thể.

 

Điều trước tiên bạn phải làm là mau chóng rửa mắt dưới vòi nước chảy liên tục trong vòng 10-15 phút để loại bỏ các hóa chất. Nghiêm cấm dụi hoặc chùi mắt mạnh, giữ trạng thái để mở và thật nhanh tới chỗ bác sĩ để được điều trị tốt nhất. 

Sơ cứu vết bỏng

Các vết bỏng lớn, nghiêm trọng sẽ cần tới sự trợ giúp của các bác sĩ, song bạn cũng nên thực hiện các bước sau:

- Rót nước vòi lạnh lên vết thương trong 10 phút

- Lau vết thương với khăn thấm nước lạnh

Lưu ý: Tuyệt đối không bôi đá, bơ hay bất kì thứ gì khác lên vùng da bị bỏng.Làm sạch da bằng xà phòng và nước vòi. Bạn không cần băng bó các vết bỏng nhẹ.

Thời gian rửa bằng nước lạnh cũng có thể kéo dài trong 20 phút, và bạn cũng nên cởi bỏ bớt quần áo, đồ trang sức xung quanh.

Bong gân 

Bong gân là trường hợp rất phổ biến hầu như ai cũng mắc phải một lần trong đời. Thông thường khi bị bong gân, bạn thường xoa dầu vào chỗ đau hay sử dụng các loại cao nóng, các loại thuốc gây nhiệt.

Tuy nhiên đây là một điều cấm kị bởi chúng sẽ làm tăng nhanh tình trạng sưng tấy và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Cách sơ cứu tốt nhất là dùng đá lạnh chườm lên chỗ bị thương trong khoảng thời gian lâu hơn 15 phút để giảm sưng tấy và viêm nhiễm. Sau đó nhanh chóng buộc garo lại và hạn chế vận động mạnh.

Sơ cứu khi bị rắn cắn

Khi gặp người bị rắn cắn bạn cần trấn an người bệnh. Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).

Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.

Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập).

Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng...) cố định chân, tay bị cắn. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.

Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.

Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân...

Chú ý: Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả. 

Theo giadinhmoi.vn