Con số này được đánh giá là đã giảm đáng kể so với năm 2013 với mức giảm là 3 điểm phần trăm.
Tỉ lệ này chịu ảnh hưởng một phần bởi những xu hướng lớn đang diễn ra tại Việt Nam. Thị trường máy tính PC nhìn chung đã giảm sút, đặc biệt về phía người tiêu dùng, trong khi số lượng phần mềm cài đặt lại tăng.
BSA cho hay, do số lượng phần mềm cài đặt tăng nên đã gây ra “hiệu ứng lượng cài đặt”, và theo đó là làm tăng áp lực lên tỉ lệ phần mềm không giấy phép.
Cũng theo kết quả khảo sát của BSA, trong năm 2015, có đến 39% các phần mềm cài đặt trên máy tính toàn thế giới không có giấy phép hợp lệ.
Con số này không biến động nhiều so với mức 43% tại nghiên cứu mà BSA thực hiện năm 2013.
Thậm chí, trong một số ngành quan trọng, tỉ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền còn cao một cách đáng ngạc nhiên.
Khảo sát thấy, tỉ lệ này trên toàn thế giới trong các ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán là 25%.
Ngoài ra, khảo sát các giám đốc công nghệ thông tin đã cho ra được một con số ước lượng, đó là khoảng 15% số nhân viên của mình thực hiện tải phần mềm lên mạng nhưng giám đốc không biết.
Tuy nhiên, những người này đang đánh giá thấp vấn đề một cách đáng kể, vì có tới gần gấp đôi số đó, tức 26% số nhân viên, cho biết họ đã tải các phần mềm không được phép lên mạng.
Khảo sát của BSA cho hay:
- Khu vực có tỉ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền chung cao nhất là Châu Á – Thái bình dương, ở mức 61%, giảm một điểm so với khảo sát trước vào năm 2013 của BSA.
- Khu vực có tỉ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền cao thứ hai là Trung và Đông Âu, ở mức 58% (giảm 3 điểm so với tỉ lệ tính được năm 2013), tiếp đến là Trung Đông – Châu Phi, ở mức 57% (giảm 2 điểm kể từ năm 2013).
- Bắc Mỹ tiếp tục là khu vực có tỉ lệ thấp nhất, ở mức 17%, dù tỉ lệ này tương đương với giá trị thương mại lớn lên đến 10 tỉ Đôla.
- Tây Âu có tỉ lệ chung giảm một điểm xuống còn 28%.
Khảo sát của BSA nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm có bản quyền và cảnh báo tới các cá nhân, doanh nghiệp sự nguy hiểm của việc sử dụng phần mềm không bản quyền.
Bởi, giữa các cuộc tấn công mạng và việc sử dụng phần mềm không bản quyền có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi sử dụng phần mềm không bản quyền, nguy cơ gặp phải mã độc sẽ tăng cao, trong khi chi phí để xử lý những mã độc đó là rất lớn.
Chẳng hạn chỉ tính riêng năm 2015, các cuộc tấn công mạng đã làm tiêu tốn của doanh nghiệp tới hơn 400 tỉ USD.