Sự tăng trưởng theo cấp số nhân của công nghệ di động ngày nay đã làm nảy sinh lo ngại về việc người dùng sẽ trở nên nghiện hoặc sẽ bị sa lầy trong đống ngổn ngang thiết bị và tính năng của chúng.

Một trong những tác động của hiện tượng nói trên chính là việc danh giới giữa công việc và đời sống riêng tư của con người đang dần bị xoá nhoà. Công nghệ thư điện tử và điện thoại di động ngày nay đã tạo ra mối liên hệ 24/7 giữa nhân viên và người quản lý.

Trong khi đó, các chuyên gia nghiên cứu cho rằng hiện tượng này còn có tác động xấu đến cả quá trình ra quyết định của mỗi con người.

Nhưng vẫn có không ít người tin rằng sự xuất hiện của hằng hà vô số hình thức và phương tiện liên lạc mới sẽ giúp cải thiện khả năng xử lý thông tin của con người.

Thế nào là nghiện công nghệ?

Tốt hay xấu?

Vấn đề nghiện công nghệ mới đây đã được đưa ra tranh luận tại Hội nghị công nghệ LIFT 07 được tổ chức tại Geneva (Thuỵ Sĩ).

"Nó không chỉ có tác động xấu đến khả năng ra quyết định mà cả quá trình ra quyết định của bạn," giáo sư của trường ĐH kinh doanh Northampton (Anh) Nada Kakabadse khẳng định.

"Nó giống như kiểu bạn bị mất đi khả năng cảm nhạn không gian. Chính vì thế mà thay vì đi qua cửa ra vào thì bạn là đâm vào nó. Tình trạng kiểu này sẽ rất dễ khiến bạn gặp phải tai nạn giao thông".

"Nghiện công nghệ di động thường có biểu hiện như lúc nào bạn cũng mang theo thiết bị di động lên giường, đến rạp chiếu phim, đến nhà hát kịch hoặc đi ăn tối. Biểu hiện triệu chứng của nghiện công nghệ cũng giống như bất kỳ một chứng nghiện nào khác. Đó là con người có xu hướng dành nhiều thời gian cho công nghệ hơn là cho gia đình và các hoạt động xã hội".

Nhưng vẫn có một số người cho rằng được cung cấp thông tin đầy đủ và liên tục như ngày nay thực ra lại là một điều vô cùng có lợi cho con người.

Giáo sư Fred Mast của trường ĐH Lausanne phát biểu: "Tôi cho rằng đúng là chúng ta có thể bị quá tải nhưng còn phải tuỳ thuộc vào từng tình huống. Nhưng tôi biết con người chúng ta có thể nhận thức được khả năng của bộ não và sẽ sẵn sàng thay đổi phù hợp với những thách thức mới".

"Những nghiên cứu gần đây cho thấy con người hoàn toàn có thể tự nâng cao khả năng nhận thức của mình giúp họ xử lý thông tin tốt hơn".

Nghiện công nghệ tốt hay xấu?

Nghiện công nghệ tốt hay xấu?

Các chuyên gia cũng cho biết mỗi một hình thức công nghệ giao tiếp khác nhau đều có nghi thức riêng của nó. Ví dụ bạn có thể trả lời một email sau 2 ngày nhưng một tin nhắn SMS thì không thể chờ đợi lâu như thế được.

Chuyên gia Stefana Broadbent của Swisscom cho rằng email là phương tiện liên lạc trang trọng nghi thức còn SMS chỉ là hình thức liên lạc cá nhân.

Giáo sư Kakabadse cho rằng giải pháp tốt nhất để tránh mắc phải hiện tượng "quá tải công nghệ" là phải biết sắp xếp thứ tự ưu tiên.

Dấu hiệu của nghiện công nghệ

Làm thế nào để phát hiện ra những... bệnh nhân nghiện công nghệ xung quanh mỗi chúng ta hoặc thậm chí là thử tìm hiểu xem chính mình có đang mắc bệnh hay không? Dưới đây là những biểu hiện của người nghiện công nghệ:

- Mất ăn mất ngủ vì một trò game... Từ Candy Crush , Facebook cho tới máy tính bảng hay smartphone, trò chơi này đã được xếp vào danh sách cho những bệnh nhân của chứng nghiện công nghệ.

- Thay bằng những cái tên hoặc khuôn mặt, giờ đây nhiều người nhận ra nhau bằng chiếc smartphone trên tay bạn bè mình. Có lẽ trong tương lai, những cái tên lạ lùng như iPhone, Samsung, HTC... sẽ ra đời để đáp ứng nhu cầu này.

- Sản phẩm công nghệ là vật dụng không thể thiếu trên giường: Ăn smartphone, uống smartphone và giờ đây thậm chí là cả ngủ cũng smartphone.

Nhiều người dùng sử dụng chiếc giường của mình như một nơi trưng bày các sản phẩm công nghệ, giường cũng trở thành vị trí hấp dẫn nhất để sử dụng những sản phẩm này.

Làm thế nào để phát hiện ra các

Làm thế nào để phát hiện ra các "con nghiện" công nghệ?

- Thay vì các tấm ảnh dán hoặc đóng khung như trước kia, giờ đây trong thiết bị công nghệ của mỗi người đều lưu trữ ít nhất 1 tấm ảnh tự sướng của bản thân hoặc bạn bè.

- Sử dụng quá nhiều từ lóng công nghệ: "Hay đó nha, mình like rồi đấy!", "lớp học tiếng Anh này tốt quá, subcribe thôi!!!"... những câu nói "đá" như thế này không phải hiếm gặp trong thời điểm hiện tại. Việc sử dụng quá nhiều sản phẩm công nghệ đôi khi dẫn tới rối loạn trong ngôn ngữ và giao tiếp.

- Trong thời buổi công nghệ cao, việc gặp nhau trở thành hành động hi hữu. Những buổi gặp mặt giờ đây không thể thiếu thiết bị công nghệ làm gia vị trong khi đó một bộ phận lớn người dùng sử dụng các công cụ "chat chit" trực tuyến để giao tiếp với nhau.

- Hiếm khi rời mắt khỏi công nghệ: Cụm từ "cú đêm" đã được ra đời để mô tả những người ngôi bên máy tính thâu đêm suốt sáng, giờ đây bàn phím máy tính không những là nơi tương tác giữa thiết bị với con người mà nó còn là bàn ăn, uống hoặc thậm chí trở thành bàn học của nhiều người.

- Bấm phím, đánh máy "siêu" hơn: Phải có tới 90% người dùng máy tính giờ đây không cần nhìn vào bàn phím để gõ kí tự, con số này cũng gần tương đồng với những người sử dụng điện thoại. Khả năng này ở smartphone giảm đi do bàn phím không "thật" như những chiếc điện thoại thế hệ cũ.

- Một thiết bị không bao giờ là đủ: Bạn sở hữu một chiếc laptop, thế nhưng bạn đã sở hữu smartphone và máy tính bảng chưa? Giờ đây công nghệ không còn dừng lại ở mức phục vụ các hoạt động hàng ngày của con người mà nó còn dần trở thành một thú chơi, thú sưu tập của người sử dụng.

- Chụp ảnh mọi lúc mọi nơi: Từ đồ ăn, toilet, phòng thay đồ, cửa hàng quần áo, quán cafe... đều trở thành địa điểm lý tưởng để chụp hình. Ngoài những bức hình tự sướng thì hình ảnh chụp đồ ăn đang chiếm một lượng không nhỏ hình ảnh trên các mạng xã hội hay các trang chia sẻ ảnh.

 

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam