Theo tư liệu của ông Âu Tuyền (Huế), chiếc áo dài xưa "có độ dài vừa phải, không lê thê phết gót mà cũng không ngắn đến quá đầu gối. Eo áo rộng nhưng cũng tạo dáng thắt đáy lưng ong. Vai tròn, ngực tròn dù bên trong chỉ mặc áo yếm. Áo dài xưa thường có màu trắng hoặc màu nhẹ nhàng như màu xanh da trời, tím nhạt, tuyền đen, vàng mơ mặc với quần đen hoặc trắng, ống quần không quá rộng...". Chất liệu chủ yếu bằng lụa là.

Áo dài được coi là một biểu tưởng của Việt Nam trong làng thời trang. (Ảnh: Áo dài La sen Vũ)

Áo dài được may bằng nhiều chất liệu như gấm, nhung, lụa tơ tằm. Hiện nay, các nhà thiết kế y phục đã sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài tân thời, cổ áo cài khuy. Khuy áo là hạt cườm, hạt ngọc, cúc bấm. Tay áo dài không có cầu vai, may liền với cổ áo giống như áo bà ba xẻ tà. Chính đặc điểm này khiến việc cử động nữ được dễ dàng, đồng thời tạo dáng thanh thoát, yểu điệu, thướt tha. Với Áo Dài người mặc phải có phong thái, dáng đi uyển chuyển, cử chỉ giao tiếp nhẹ nhàng, mềm mại. Chẳng thế mà nói: Áo Dài mang đậm tâm hồn người Việt.

Trải qua hàng trăm năm áo dài vẫn giữ được cái hồn riêng. (Ảnh: Áo dài La Sen Vũ)

Không giống với các loại trang phục truyền thống của các nước khác trên thế giới, chiếc Áo dài Việt Nam vừa mang nét đẹp cổ điển lại vừa mang nét hiện đại. Người mặc có thể mặc Áo Dài mọi lúc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách, mặc đi chơi, mặc trong đám cưới,...Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm cũng rất đơn giản: có thể mặc với một chiếc quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo khoác ngoài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc vương miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của kiểu trang phục truyền thống này.

Áo dài luôn là lựa chọn hàng đầu cho các sự kiện quan trọng của phụ nữ Việt. ( Ảnh: Áo dài La Sen Vũ)

Không chỉ mặc trong ngày Tết, những mẫu áo dài truyền thống và đơn giản cũng khá tiện lợi để mặc trong nhiều dịp đặc biệt. Vì sự đơn giản của trang phục, phái đẹp có thể phối thêm một vài phụ kiện như túi xách hay vòng tay, cổ tay để làm nổi bật trang phục của mình.

Áo dài có hai tà chính: tà trước và tà sau. Đây là phần được các nhà thiết kế thời trang cách điệu nhiều nhất. (Ảnh: Áo dài La Sen Vũ)

Áo dài tự hào là loại hình di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh và giới thiệu trong triển lãm Không gian Di sản văn hóa Việt Nam vào ngày 23/11/2018. 

Cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày. Dù nhu cầu và phong cách thời trang thay đổi theo con người của thời đại, nhưng áo dài vẫn sẽ là trang phục mang linh hồn của dân tộc cũng như hình ảnh hiền dịu thướt tha của người con gái Việt. 

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi là sự ấn tượng sâu sắc cho những du khách trong và ngoài nước và nó luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Đặc biệt, để lựa chọn một trang phục hiện đại bắt kịp xu hướng thời trang nhưng giữ được giá trị văn hoá truyền thống. Có lẽ áo dài luôn là một sự lựa chọn đúng đắn. 

Theo Hàn Vi/ Đô thị mới