Ngày khai giảng đầu tiên, Thompson đứng trước mặt các học sinh lớp 5 của mình. Cô nhìn các em học sinh, nói một lời nói dối, rằng cô sẽ yêu thương mỗi em đều như nhau. Nhưng điều này dường như là không thể, bởi vì ngồi hàng ghế đầu có một bé trai, cậu bé tên là Teddy Stoddard.

Cô phát hiện, Teddy không cách có nào chơi cùng các bạn. Áo quần cậu bé rất nhếch nhác, người cũng không sạch sẽ, hơn nữa lại không được các bạn yêu quý. Thompson rất thích dùng bút đỏ vẽ dấu gạch chéo lên bài thi của cậu.

Không lâu sau, ngôi trường của Thompson yêu cầu giáo viên thẩm định thông tin về từng học sinh trong những năm qua, cô đem hồ sơ của Teddy để tới tận cuối cùng mới xem. Nhưng khi xem, cô đã vô cùng kinh ngạc.

Lớp học của cậu bé Teddy Stoddard

Lớp học của cậu bé Teddy Stoddard.

Thầy chủ nhiệm năm 1 của Teddy viết: “Teddy là một đứa bé thông minh, luôn mang trên mặt nụ cười. Bài tập ghi rất sạch sẽ, rất có lễ phép, cậu bé mang đến niềm vui cho người xung quanh”.

Thầy giáo năm thứ 2 viết: “Teddy là một học sinh ưu tú, rất được bạn bè yêu mến, nhưng cậu bé rất buồn, bởi vì căn bệnh của mẹ cậu bé đã đến giai đoạn cuối, cuộc sống gia đình đang rất khó khăn”.

Thầy giáo năm thứ 3 viết: “Mẹ qua đời là một bi kịch rất lớn đối với Teddy. Cậu bé muốn cố gắng, nhưng cha cậu không có ý thức trách nhiệm, nếu không áp dụng một ít biện pháp thì gia đình sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với Teddy”.

Thầy giáo năm thứ 4 viết: “Tính tình của Teddy rất quái gở, không có hứng thú với học tập. Cậu bé không có người bạn nào, có khi ngủ trên lớp”.

Lúc này, Thompson mới nhận ra vấn đề, cô cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình.

Đến lễ giáng sinh, khi các em học sinh tặng quà cho cô, cô càng cảm thấy xấu hổ hơn nữa. Quà của các bạn khác đều dùng giấy loại tốt sáng ngời, bên trên còn có dây lụa xinh đẹp, duy chỉ có Teddy là không phải.

Món quà của cậu bé dùng loại giấy rất dày bao lại, giấy này là từ túi tạp hóa. Cô rất khó khăn mới mở được món quà. Đó là một vòng tay bằng đá thủy tinh bị mất một viên, còn có một lọ nước hoa chỉ còn 1/4 lọ. Mấy đứa bé khác bắt đầu cười, cô ngăn bọn nhỏ lại, rồi lớn tiếng khen vòng tay rất đẹp, cô mang nó trên tay, còn thoa một ít nước hoa lên cổ tay.

Ngày tan học hôm đó, Teddy Stoddard đã nói một câu trước khi về: “Cô Thompson à! Mùi hương trên người cô hôm nay giống mẹ con trước kia vậy!” Sau khi bọn nhỏ về, cô đã khóc hàng giờ liền.

Từ ngày đó trở đi, cô không còn nghiên cứu dạy đọc, làm văn, số học như thế nào, mà nghiên cứu làm sao để giáo dục bọn nhỏ cho tốt hơn. Cô bắt đầu đặt biệt chú ý Teddy. Cùng học với cô, đầu óc cậu bé liền trở nên linh hoạt… Cô càng cổ vũ, phản ứng của cậu bé lại càng nhanh.

Đến cuối năm, Teddy đã trở thành cậu bé thông minh nhất lớp, cho dù cô đã từng nói sẽ yêu thương bọn nhỏ đều như nhau, nhưng Teddy trở thành “con cưng” của cô.

Một năm sau, Thompson phát hiện một mảnh giấy ở khe cửa nhà mình, là của Teddy ghi, cậu bé nói rằng, cô là cô giáo giỏi nhất mà cả đời cậu bé gặp được.

Sáu năm sau, cô lại nhận được một mảnh giấy khác của Teddy, cậu bé nói mình đã tốt nghiệp trung học, thành tích xếp hạng đứng thứ ba trong lớp, cô vẫn là cô giáo giỏi nhất mà cậu bé từng gặp.

Teddy F Stoddard

Teddy F Stoddard.

Nhiều năm sau, Thompson nhận được một phong thư, lần này Teddy nói, sau khi tốt nghiệp đại học, cậu bé quyết định tiếp tục lưu lại trường để đào tạo chuyên sâu. Cậu bé còn nói, cô Thompson vẫn là cô giáo tốt nhất mà cả đời cậu gặp được. Trên chữ ký lần này còn thêm một chút: Tiến sĩ Y Khoa Teddy F Stoddard.

Mùa xuân năm đó, Teddy lại gởi một phong thư, cậu nói mình sắp kết hôn, không biết cô Thompson có nguyện ý tham dự lễ cưới của cậu không, và cô sẽ được ngồi ở chiếc ghế dành cho mẹ của cậu.

Đương nhiên, cô đã đi. Cô còn đeo chiếc vòng tay thủy tinh, dùng loại nước hoa mẹ Teddy đã từng dùng. Khi cô trò ôm nhau, tiến sĩ Teddy Stoddard nhẹ nhàng nói bên tai Thompson: “Cảm ơn cô Thompson nhiều! Cảm ơn cô đã cho con biết rằng mình còn có giá trị.”

Đôi mắt ngấn lệ, cô thì thầm nói:

“Teddy, con đã lầm rồi, là con đã dạy ta, mãi đến khi gặp con, cô mới biết làm cô giáo là như thế nào”.

Mong câu chuyện này sẽ được truyền đến tất cả thầy cô giáo và những người làm trong ngành giáo dục. Câu chuyện này giúp chúng ta thấy được phương pháp giáo dục hiệu quả, đó chính là xem lại cả quá trình nhận xét tổng kết hàng năm của mỗi học sinh, hay nói cách khác, chính là thấu hiểu hoàn cảnh xuyên suốt của mỗi học sinh để giáo dục chúng được tốt nhất bằng tình thương yêu.

Chúng ta thấy cô Thompson là một cô giáo ưu tú và trách nhiệm, chăm chú hoàn thành công tác, hơn nữa còn suy nghĩ về công tác trước khi mình tiếp nhận, càng ngưỡng mộ hơn chính là cô có một tấm lòng yêu thương, nguyện ý làm việc vì nó, dùng hành động thực tế để đưa đến sự cổ vũ khích lệ lớn nhất cho trẻ nhỏ.

http://www.commonsenseevaluation.com

Theo An Nhiên / Reatimes