Để điều tra sự liên quan giữa tập thể dục và bệnh ung thư, các nhà khoa học đã theo dõi 93.888 phụ nữ, trong đó 976 người bị ung thư nội mạc tử cung. Những phụ nữ được chia làm 2 nhóm, thường xuyên tập thể dục và không.
Trong số này, nhóm phụ nữ chăm chỉ tập thể dục ít nhất 3 giờ đồng hồ một tuần, có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung thấp hơn 24% so với nhóm phụ nữ còn lại.
Tuy nhiên, những phụ nữ cân nặng trung bình lại không được kết quả như vậy. Có nghĩa là, hoạt động thể chất dường như được gắn liền với việc giảm nguy cơ nội mạc tử cung ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì.
Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi một trong nguyên nhân chính của ung thư nội mạc tử cung là do căn bệnh béo phì gây ra. Vì vậy thông điệp đúng đắn và tích cực nhất để ngăn ngừa ung thư nội mạc tử cung là giảm cân.
Có hai cơ chế thông qua việc tập thể dục để làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung: Thứ nhất phụ nữ có thể giảm cân bằng cách trực tiếp, thứ hai giảm nồng độ estrogen, từ đó giảm nguy cơ ung thư.
Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp hormone giữ ở mức ổn định để tăng cường hệ miễn dịch và duy trì hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Vì vậy, vận động thường xuyên để giữ cơ thể khỏe mạnh không chỉ giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung mà còn nhiều loại bệnh ung thư khác. Ngay cả khi không giảm được cân thì thế dục vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho một cơ thể khỏe mạnh.
Tuy vậy, không phải bài tập nào cũng hữu hiệu trong phòng chống ung thư nội mạc tử cung. Phòng tập gym có thể là nơi lý tưởng để bạn thực hiện kế hoạch giảm cân, với sự giúp đỡ của các giảng viên, bạn sẽ đạt được hiệu quả cao.
Các bài tập crunches
Các bài tập crunches không chỉ tốt cho dạ dày mà còn giúp đốt cháy chất béo ở vùng bụng. Những động tác đơn giản như gập người lên nhưng không quá cao sao cho lưng sau vẫn chạm đất đồng thời hít sâu vào.
Sau đó, hạ người về vị trí cũ và thở ra. Làm khoảng 20 lần để có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa ung thư tử cung và ung thư vú.
Các bài tập yoga
Ngoài hiệu quả cải thiện hoạt động chung của cơ thể, một số động tác yoga có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh này. Với việc kiểm soát hơi thở, tập yoga sẽ giúp chị em đẩy lùi lo lắng, lấy lại tâm trạng tích cực, giảm đau bụng và nhờ đó hỗ trợ cân bằng nội tiết tố và cải thiện khả năng sinh sản.
Bạn có thể thử tư thế con bướm (Butter fly) để giúp căng cơ vùng hông và chậu. Và tư thế nữ thần (Goddess pose) kích thích các cơ quan vùng bụng hoặc tư thế anh hùng (Hero Pose) tốt cho cơ quan tiêu hóa và sinh sản, có lợi cho háng và giảm đau bụng kinh.
Ngoài ra, tư thế vai (Shoulder Stand) giúp giảm nhiều triệu chứng liên quan đến nội mạc tử cung và kích thích cơ thể sản xuất hormone tuyến giáp, làm dịu hệ thần kinh.