Thời gian làm việc của cha là bí quyết tạo nên những đứa trẻ Hà Lan hạnh phúc
Nhà văn người Mỹ Rina Mae Acosta đã có những chia sẻ về cách nuôi dạy con đặc biệt của gia đình Hà Lan.
Là một người sinh ra và lớn lên ở Mỹ, ý tưởng làm việc toàn thời gian và làm mẹ tại một đất nước xếp cuối cùng về gia đình thân thiện luôn làm tôi sợ hãi.
Vì vậy, khi Bram, người chồng Hà Lan của tôi, đề nghị chúng tôi chuyển đến Doorn, một ngôi làng nhỏ nằm ở miền trung Hà Lan, để bắt đầu một cuộc sống mới, tôi nghĩ: “Tại sao không thử?”.
Ban đầu tôi hơi e ngại, nhưng ngay khi chúng tôi có con trai đầu lòng, tôi đã rất ngạc nhiên bởi sự phong phú của cuộc sống gia đình Hà Lan. Trong nhiều năm, Hà Lan đã liên tục được xếp hạng là một trong những nơi tốt nhất để sống .
Là “nhà vô địch bán thời gian” của châu Âu, người Hà Lan làm việc trung bình 29 giờ mỗi tuần, mức thấp nhất trong số các quốc gia công nghiệp hóa, theo OECD. Người Mỹ trung bình làm việc khoảng 43 giờ mỗi tuần.
Lấy “Ngày của cha” làm chuẩn mực
Theo UNICEF, trẻ em Hà Lan được biết đến là những người hạnh phúc nhất thế giới. Một phần lý do là vì thời gian làm việc ngắn hơn, đặc biệt là đối với các ông bố. Họ có nhiều thời gian ở nhà hơn và có những đóng góp quan trọng trong việc chia sẻ nhiệm vụ làm cha mẹ.
Gia đình nhà văn người Mỹ Rina Mae Acosta.
Vai trò của người cha đối với sự phát triển và hạnh phúc của trẻ em ngày càng được các nhà nghiên cứu công nhận. Các nghiên cứu của HBSC (tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới) đã cho rằng mối quan hệ của trẻ em Hà Lan với cha được cải thiện đáng kể theo thời gian họ dành cho nhau.
Những người cha Hà Lan tin rằng sẽ có một vai trò bình đẳng hơn trong việc nuôi dạy con cái và các công việc gia đình. Bạn sẽ có thể nhìn thấy một người cha đẩy xe đẩy hoặc mặc đồ cho em bé như cách những người mẹ thường làm.
Cách đây nhiều năm, khi tuần làm việc toàn thời gian đã giảm xuống còn 36 giờ ở Hà Lan để chống lại nạn thất nghiệp, chính phủ đã đền bù cho những người đã làm việc 40 giờ, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều bằng cách cho họ nghỉ thêm nửa ngày một tuần hoặc 1 ngày trong 2 tuần.
Thời gian nghỉ này thường được các ông bố sử dụng như “Papagad", nghĩa đen được dịch là “Ngày của cha”. Ngày nay, khi ngày càng nhiều người cha Hà Lan thấy được lợi ích của việc dành thời gian cho con cái, việc sử dụng “Papadag” đã trở thành thông lệ.
Năm 2016, gần 50% những người cha trẻ ở Hà Lan cho biết họ nghỉ ít nhất một lần một tuần để ở nhà và tỷ lệ đó tiếp tục tăng .
Trong nhà chúng tôi, Bram cũng thực hiện “Papadag” của mình: Anh ấy phụ trách việc mua sắm hàng tạp hóa trong tuần và đưa các con đi chơi. Bram cũng làm tất cả công việc dọn dẹp trong ngày cuối tuần. Các bà mẹ Hà Lan cũng được hưởng những lợi ích của văn hóa làm việc bán thời gian ở đây
Nuôi dạy con ở Mỹ
Khi tôi nói với những người bạn Mỹ của tôi về “Papadag”, họ thường nhìn tôi với vẻ hoài nghi: “Bạn nói nghiêm túc ư? Các ông bố chọn một tuần làm việc bốn ngày chỉ để dành thời gian cho con cái họ?”.
Khái niệm này còn lạ lẫm với rất nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, nơi mà việc nghỉ làm một ngày để ở bên gia đình là điều quá xa xỉ.
Điều đó không có nghĩa là các ông bố người Mỹ không quan tâm đến việc dành nhiều thời gian hơn cho con cái của họ. Trên thực tế, 63% thừa nhận rằng họ dành quá ít thời gian ở nhà làm nhiệm vụ chăm sóc con, theo khảo sát gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew.
Đối với các bà mẹ Mỹ, 53% nói rằng họ hài lòng với lượng thời gian họ dành cho con cái. Phụ nữ vẫn có xu hướng gánh vác hầu hết các công việc làm cha mẹ và gia đình.
“Papadag” có phải là bí quyết để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc?
Theo khảo sát của HBSC, trẻ em Hà Lan (từ 11 đến 15 tuổi) hạnh phúc nhất thế giới khi có mối quan hệ tốt với cha mẹ.
Trong một nền văn hóa nơi công việc của một người gắn bó chặt chẽ với suy nghĩ của người khác, những ông bố người Mỹ có thể đối mặt với sự cô lập và kỳ thị. Rất nhiều người đàn ông thuộc thế hệ của tôi khao khát được làm cha, họ muốn thực hành thay tã, nấu bữa tối và giặt giũ. Nhưng thực tế đáng buồn là khi họ bắt đầu với lý tưởng cao cả này, những áp lực trong công việc khiến nó không thể tồn tại lâu dài.
Ở Mỹ, việc nuôi dạy con cái được coi là một điều riêng tư, thay vì mối quan tâm chung: Bạn đã quyết định có con, đó là sự lựa chọn của bạn, hãy đối phó với nó. Tuy nhiên, ở Hà Lan, đó là điều mà toàn xã hội phải chịu trách nhiệm.
Làm cha mẹ là thử thách cho dù bạn sống ở đâu. Nhưng người Hà Lan đã xoay sở để tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Sẽ không có gì tuyệt vời cho tất cả chúng ta và con cái chúng ta nếu phần còn lại của thế giới thực sự bắt kịp xu hướng “Papadag”?