Ông cha ta từ xưa quan niệm, tháng 5 âm lịch là lúc “độc trời” nhất trong năm, vì mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu, giải nhiệt.
Theo phong tục tập quán của người dân Việt Nam thì đến Tết Đoan Ngọ phải làm một số bánh trong đó có bánh gio (hay còn gọi là bánh tro, bánh ú tro, bánh âm). Có tên gọi tro vì nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau.
Gọi là bánh âm vì nó có đặc tính tư âm, bổ âm, do chứa toàn nguyên vật liệu có tính âm (toàn bộ là thực vật và khoáng canxi, kali...)
Với các nguyên liệu gồm: gạo nếp, đường, muối, nước tro, lá dong, (hoặc lá tre bương, lá chuối), dây lạt,... cách làm bánh gio như sau:
*Nguồn video: YOUTUBE - Cuisine OTHT