Hầu như người tiêu dùng không bao giờ để ý đến việc bao nhiêu số điện mà một loại thiết bị tiêu thụ. Vì thế, nhiều người khi cầm hóa đơn tiền điện không khỏi giật mình và thắc mắc tại sao gia đình lại dùng nhiều điện đến thế.
Bộ Công Thương lại quyết định tăng giá điện từ ngày 01/12/2017 khiến cho nhiều gia đình bối rối không biết sẽ giảm bớt lượng điện thế nào cho kinh tế. Với một số cách tính giá điện sau đây, người tiêu dùng hoàn toàn có thể biết được mình nên hạn chế thiết bị nào trong gia đình.
Công thức tính lượng điện tiêu thụ cho các thiết bị điện trong gia đình cụ thể như sau: A= Pxt
Trong đó, A là lượng điện tiêu thụ trong một khoảng thời gian. P là công suất điện tính theo KW, t là thời gian sử dụng tính theo giờ.
Tủ lạnh
Nếu tủ lạnh có công suất là 120W, thì lượng điện tiêu thụ tính theo công thức là 0,12(KW)x24=2.88 KW trong 1 ngày.
Tuy nhiên cứ không phải là tủ lạnh cắm cả ngày thì sẽ ăn số điện đến 24h mà khi nào tủ đủ nhiệt độ thì sẽ ngừng hoạt động làm lạnh. Có nghĩa là, khi để càng nhiều đồ thì tủ lạnh càng ngốn điện hơn.
Ti vi
Tùy theo loại màn hình ti vi để tính lượng điện tiêu thụ trong ngày. Nếu là ti vi 14 inh công suất 40W dùng 25 giờ tiêu thụ 1 KW(0,4x25); Ti vi 18 inh công suất 65W dùng 15,4 giờ tiêu thụ khoảng 1KW/giờ.
Nồi cơm điện
Cũng như ti vi, nồi cơm điện nếu có công suất 500W dùng 2 giờ tiêu thụ 1KW (0,5x2) giờ. Công suất 750W dùng 1,3 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.
Máy sấy tóc
Với chiếc máy sấy có công suất 1.000W, máy sẽ tiêu thụ 1kw điện nếu hoạt động liên tục trong 1 giờ đồng hồ.
Máy giặt
Công suất 1.240W, máy sẽ tiêu thụ 1,24kw điện trong 1 giờ giặt. Và công suất càng lớn thì lượng điện chắc chắn sẽ càng tăng.
Điều hòa
Điều hòa 9000 BTU thường sẽ có công suất dao động từ 800-850W. Như vậy, nếu dùng trong 1 giờ đồng hồ sẽ tiêu thụ hết 0,85KW (gần 1 số điện).
Điều hòa 12000 BTU sẽ có công suất 1.500W và lượng điện tiêu thụ khoảng 1,5 số trong 5 giờ đồng hồ.
Quạt công nghiệp
Một chiếc quạt công nghiệp có điện áp 220AC-50Hz-110w môt giờ tiêu thụ hết khoảng 0,11 KW (1/10 số điện).