Trẻ con thường xuyên mải chơi hoặc ham vui mà quên mất mình muốn đi vệ sinh nên các bậc cha mẹ thường rất bối rối khi trẻ cuống quýt đòi đi vệ sinh ngay lập tức mà không thể chờ đợi thêm một giây phút nào nữa.

Tình huống này đặc biệt cấp bách nhất là tại những nơi công cộng khiến nhiều bậc cha mẹ trở tay không kịp dẫn đến những cách hành xử không lịch sự như cho trẻ đi vệ sinh ngay tại chỗ vào túi, chai … hoặc cho trẻ đi vệ sinh ở những nơi không phải nhà vệ sinh.

Hành vi này vừa gây mất mỹ quan công cộng, vừa tạo thói quen xấu cho trẻ nhỏ, đồng thời ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh. Bởi vậy cha mẹ nên áp dụng những cách sau để tránh lâm vào những trường hợp khó xử kể trên.

1. Đóng bỉm cho bé khi ra ngoài

Đối với trẻ dưới 3 tuổi hoặc những trẻ chưa được rèn luyện thói quen đi vệ sinh, cha mẹ hãy nhớ phải đóng bỉm cho trẻ trước khi ra khỏi nhà. Dù là đi chơi, đi thăm bạn bè hoặc di chuyển trên các phương tiện công cộng, các mẹ cũng không được chủ quan rằng chỉ đi nhanh, đi gần để không đóng bỉm cho bé.

Hãy nhớ luôn đóng bỉm cho bé khi đi ra ngoài.

Hãy nhớ luôn đóng bỉm cho bé khi đi ra ngoài. 

Việc bé đi vệ sinh là hành vi không thể kiểm soát được như người lớn. Vì vậy để đề phòng bất trắc cha mẹ nên “cẩn tắc vô áy náy”, đóng bỉm cho con ngay khi ra khỏi nhà.

Trong trường hợp bé không chịu đóng bỉm, hãy giải thích lý do cho bé và thỏa thuận rằng nếu không đóng bỉm, bé sẽ không được cùng bố mẹ ra ngoài chơi.

2. Rèn luyện thói quen đi vệ sinh cho bé

Hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn các bậc phụ huynh rèn luyện cho con thói quen đi vệ sinh một cách chủ động. Lứa tuổi phù hợp nhất để tập thói quen này là từ 1,5 – 3 tuổi.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trẻ em có thể ghi nhớ những điều người lớn nói và những cử chỉ, hành vi được lặp lại thành thói quen. Vì thế cha mẹ hãy dậy trẻ cách ra hiệu cho bố mẹ biết lúc nào bé muốn đi vệ sinh. Trong trường hợp bé chưa biết nói, hãy dậy bé ra hiệu bằng cách chỉ vào bô hoặc nhà vệ sinh khi bé muốn hoặc cha mẹ hãy tinh ý quan sát những dấu hiệu, âm thanh lặp lại mà bé phát ra khi bé muốn đi vệ sinh.

Hãy giải thích cặn kẽ và tập cho bé thói quen đi vệ sinh một cách chủ động.

Hãy giải thích cặn kẽ và tập cho bé thói quen đi vệ sinh một cách chủ động.

Hay giải thích cho bé hàng ngày về thói quen này, nói với bé về tầm quan trọng của việc gọi người lớn khi muốn đi vệ sinh, giải thích với bé chức năng của nhà vệ sinh cũng như chức năng của các phòng/ đồ dùng khác trong gia đình. Hãy tập cho bé thói quen làm việc gì và phải làm ở đâu.

Hàng ngày, cha mẹ cũng nên hỏi bé có muốn đi vệ sinh hay không trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ nên hỏi nhẹ nhàng mang tính động viên chứ không được gây sức ép cho bé.

Nếu bé quá mải chơi và quên mất gọi cha mẹ khi muốn đi vệ sinh, hãy nhẹ nhàng giải thích và căn dặn bé để bé ghi nhớ vào lần sau. Chắc chắn bé sẽ có ý thức sau một vài lần như vậy.

Nên dậy cho bé thứ tự và các bước khi đi vệ sinh như: cởi quần, sử dụng giấy vệ sinh, rửa và lau tay khô sau khi đi vệ sinh.

Nên dậy cho bé thứ tự và các bước khi đi vệ sinh như: cởi quần, sử dụng giấy vệ sinh, rửa và lau tay khô sau khi đi vệ sinh.

3. Cách xử lý trong trường hợp bất khả kháng

Nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng như bé cần đi vệ sinh ngay tại khu vực không có nhà vệ sinh hoặc không thể chờ đợi thêm một phút nào, các bậc cha mẹ nên xử lý bằng cách đóng bỉm ngay tại chỗ cho trẻ.

Trong túi xách của các mẹ có con nhỏ lúc nào cũng phải có một chiếc bỉm dự phòng và khăn ướt. Thông thường trường hợp bất khả kháng chỉ rơi vào các bé dưới 4 tuổi, lứa tuổi này bé còn chưa ghi nhớ và tự chủ được nhiều về bản thân. Tuy nhiên 100% những bé được rèn luyện thói quen đi vệ sinh từ nhỏ sẽ không xảy ra trường hợp gấp đến nỗi cha mẹ không kịp trở tay.

Khi khẩn cấp, việc chọn một chỗ kín đáo, sau đó đóng bỉm cho bé tại chỗ chỉ mất chưa đầy 2 phút. Cách làm này vừa giúp bé không bị ngại ngùng, xấu hổ ở nơi công cộng, vừa không gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới môi trường và những người xung quanh.

 

Khánh Nguyễn (tổng hợp)/ Theo GĐVN