Hệ sinh thái "độc nhất”
Tháng 9/2018, thị trường ví điện tử Việt Nam đã một phen điên đảo khi Moca công bố hợp tác chiến lược với siêu ứng dụng Grab. Không chỉ là một đòn mạnh giáng vào chiến dịch của các đối thủ cạnh tranh mà thị trường tài chính và công nghệ vận tải còn được chứng kiến sự hợp tác mạnh mẽ giữa hai "cổ thụ" của ngành này.
Trong khi các “tay chơi” khác vẫn đang ráo riết xây dựng hệ sinh thái riêng, thậm chí đốt tiền để lôi kéo người dùng thì Moca nghiễm nhiên thừa hưởng lợi thế từ hệ sinh thái “khủng” từ siêu ứng dụng hàng đầu Việt Nam Grab.
Cộng hưởng cùng nền tảng dịch vụ đa dạng của siêu ứng dụng Grab, Moca càng lợi thế hơn khi vừa có thể thanh toán cho các dịch vụ do mình cung cấp vừa có thể thanh toán cho các dịch vụ được Grab kết nối trên nền tảng Grab, với hàng loạt các dịch vụ đa dạng cùng tần suất "áp đảo" các đối thủ. Như vậy, hai đơn vị lớn này cùng bắt tay với nhau như "hổ mọc thêm cánh".
Hệ sinh thái của Grab là miễn bàn, ông lớn này hiện là “tay chơi” số 1 trong mảng đặt xe tại Việt Nam khi chiếm 73% thị phần (theo khảo sát mới nhất của ABI). Ở thị trường giao đồ ăn trực tuyến, GrabFood cũng đang chiếm lĩnh với 87% độ tin cậy của người dùng (theo khảo sát Kantar tháng 8/2019).
Không chỉ là "đôi bên cùng có lợi" cho Ngoài ra, khi bắt tay với Grab, người dùng còn được hưởng vô vàn lợi ích như tích lũy điểm thưởng GrabRewards, thanh toán tiện dụng không cần tiền mặt, hưởng ưu đãi đa dạng hơn...
Đại diện Grab từng chia sẻ: “Tiện thôi chưa đủ, phải thấy lợi hơn người dùng mới chọn. Phải làm sao để người tiêu dùng thấy cầm 1.000 đồng tiền mặt không có lợi bằng 1.000 đồng để trong ví Moca vì họ sẽ có thêm nhiều ưu đãi, mỗi giao dịch còn được cộng điểm GrabRewards gấp 3 lần so với tiền mặt. Khi người tiêu dùng nhận ra điều đó, họ sẽ sử dụng ví Moca nhiều hơn.”
Mới đây, Grab công bố sẽ tiếp tục rót thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 5 năm tới để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính, công nghệ di động mới và logistics.
Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được vì tiềm lực tài chính hùng mạnh, năng lực chạy đường dài nhờ đa dạng dịch vụ có thể bổ trợ nhau, không loại trừ khả năng Grab sẽ tiếp tục mở rộng hệ sinh thái siêu ứng dụng tại Việt Nam trong tương lai gần. Rõ ràng, Moca đã có bước đi rất khôn ngoan và sớm ghi dấu ấn với người dùng khi sân chơi ví điện tử bắt đầu bvij chen lấn.
Tăng trưởng vượt bậc
Sau 1 năm bắt tay cùng “ông lớn” Grab, Moca đạt được những thành tích mà bất cứ đối thủ nào cũng phải dè chừng. Theo thông tin mới nhất được hãng công bố, tính đến nửa đầu 2019, tổng lượng giao dịch thanh toán qua ví Moca trên ứng dụng Grab tăng 150%, với số lượng người dùng tương tác hằng tháng tăng hơn 70%. Tỉ lệ giao dịch thông qua Moca cũng chiếm đến 42% tổng số các giao dịch không tiền mặt trên nền tảng Grab, một tỉ lệ cao đáng kể trong bối cảnh chỉ có dưới 10% giao dịch mua sắm tại Việt Nam được thực hiện không dùng tiền mặt.
Lượng người dùng Moca tăng 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, với số lượng ngân hàng liên kết là 23 ngân hàng và 1 ngân hàng điện tử, ước tính Moca có khả năng tiếp cận đến 90% lượng người sở hữu thẻ ATM tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong thị trường Việt. Đó là người Việt vẫn đang có thói quen thanh toán tiền mặt là phổ biến, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chỉ mới chiếm 14%, theo khảo sát PwC. Đây là thách thức, nhưng cũng là cơ hội đầy tiềm năng cho thị trường ví điện tử phát triển.
Trước tiềm năng vô cùng lớn, thị trường ví điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ hơn nữa trong tương lai khi đón nhận thêm nhiều “tân binh” với sức mạnh khủng như VinID với sự “hậu thuẫn" vững chắc từ tập đoàn Vingroup, hay như GoPay của GoViet cũng đang lăm le gia nhập thị trường mặc dù chưa vượt qua được rào cản về pháp lý.
Thế nhưng, dẫn dắt cuộc chơi nhìn chung vẫn là những cái tên tiêu biểu như Moca với lợi ích từ hệ sinh thái khổng lồ Grab, “cựu binh" MoMo với lượng người dùng khủng và hệ thống dịch vụ năng động, ZaloPay thừa hưởng được bước đệm và "tiếng thơm" từ nền tảng Zalo, hay ViettelPay tận dụng được lợi ích từ các dịch vụ viễn thông cũng như được “bảo trợ” bởi Viettel và MBBank...