“Cú sốc” mới của đất đai

Sở Tài chính TP.HCM vừa có văn bản lấy ý kiến về hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng cho năm 2019 trên địa bàn theo hướng tăng thêm 0,4 lần so với năm 2018.

Theo đó, sẽ có những tác động nhất định lên thị trường nếu áp dụng mức tăng hệ số điều chỉnh này. Một là, giá bất động sản sẽ tăng theo chi phí đất. Hai là, tăng hệ số điều chỉnh giá đất quá cao sẽ gây biến động cho các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

Ba là, tăng hệ số điều chỉnh giá đất quá cao sẽ làm thay đổi chủng loại sản phẩm bất động sản trên thị trường. Bốn là, so với bất động sản nhà ở, bất động sản văn phòng và thương mại sẽ chịu ảnh hưởng nhanh hơn. Năm là, do không chịu tác động bởi việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất, các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Bình Dương, Long An, Đồng Nai sẽ được hưởng lợi vì sở hữu vị trí kết nối tương đương mà chi phí lại thấp hơn.

Xem chi tiết tại đây

Giá bất động sản sẽ tăng theo chi phí đất đai

Giá bất động sản sẽ tăng theo chi phí đất đai

Thị trường chứng khoán khép lại 1 năm “sóng gió”

VN Index đóng cửa phiên cuối tháng 12 tại mức 892,54 điểm, khép lại một năm đầy biến động của TTCK Việt Nam. Chỉ số mất 3,81% giá trị trong tháng cuối năm, tương ứng với mức giảm 9,31% trong cả năm. P/E của VN Index theo đó cũng điều chỉnh mạnh từ vùng 18,9x đầu năm 2018 về mức 15,62x.

Những tín hiệu tích cực từ hội nghị G20 nhen nhóm lại hy vọng cho giới đầu tư toàn cầu khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có dấu hiệu lắng xuống.

TTCK thế giới ngay lập tức phản ứng tích cực và VN Index không phải là ngoại lệ. Chỉ số ghi nhận phiên tăng điểm mạnh nhất tháng vào ngày 3/12, thêm 2,7%, đóng cửa tại mức 951,59 điểm.

Trong năm 2018, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tổng cộng 42,2 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ giao dịch qua kênh thỏa thuận (58.7 nghìn tỷ đồng). VHM và MSN đứng đầu trong top các cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt là 25,9 nghìn tỷ đồng và 13,3 nghìn tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối ngoại tập trung bán ròng VIC với giá trị 9,98 nghìn tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây

Doanh nghiệp địa ốc có quyền khởi kiện đơn vị làm sai

Khẳng định việc thu hồi đất công bị thanh tra sau sai phạm là hoàn toàn đúng đắn, luật sư Nguyễn Sơn Tùng cũng cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải giải quyết thu hồi như thế nào để đảm bảo sự công bằng, không gây thiệt hại với doanh nghiệp. Vị luật sư này khẳng định, doanh nghiệp bị thiệt có quyền khởi kiện đơn vị làm sai.

Vị luật sư này cho rằng: “Về bản chất, đối với những quỹ đất công bị sai phạm sau thanh tra, sẽ được thu hồi lại và tiến hành thực hiện lại đúng thủ tục đầu tư, đó là đưa vào đấu giá, đấu thầu. Doanh nghiệp địa ốc là chủ sở hữu (cuối cùng) của quỹ đất đến hiện tại có quyền tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và quyền đấu thầu đối với chủ đầu tư. Trong trường hợp nếu không trúng thầu, doanh nghiệp đó sẽ được bồi thường”.

Liên quan tới quỹ đất bị sai phạm, luật sư Tùng nhấn mạnh, giải quyết việc thu hồi là vấn đề rất phức tạp. “Tuy nhiên, sai ở đâu cần xử lý ở đó. Nếu doanh nghiệp địa ốc không làm sai thì cần xử lý cơ quan Nhà nước đã làm sai. Doanh nghiệp địa ốc có quyền khởi kiện lại đơn vị đang làm sai, khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản cũng như những thiệt hại về danh tiếng, uy tín, lượng khách hàng khi quỹ đất bị thu hồi. Những đơn vị làm sai phải có nghĩa vụ bồi thường cho những sai phạm”.

Xem chi tiết tại đây

“Lệch pha” cung cầu căn hộ năm 2019

Nhận định về thị trường bất động sản 2019, nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục phát triển ổn định. Tuy nhiên, phân khúc căn hộ cao cấp sẽ phải đối diện với nhiều thách thức.

Năm 2018 vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) trong cả nước nói chung và thị trường TP.HCM nói riêng cho thấy, số lượng dự án phân khúc cao cấp gia tăng mạnh, trong khi đó nhu cầu thực từ phân khúc này lại không cao. Điều này sẽ khiến phân khúc cao cấp đối diện với sự phát triển không ổn định, gặp nhiều khó khăn trong năm 2019.

Trong một báo cáo mới đây đánh giá về tình hình bất động sản trong năm 2018, Hiệp hội BĐS TP.HCM (Horea) cho biết, số lượng căn hộ, nhà ở tung ra thị trường có sự sụt giảm, tổng số căn nhà đưa ra thị trường năm 2018 giảm 16.675 căn, tỷ lệ giảm đến 34,1%. Tuy nhiên, phân khúc căn hộ cao cấp chỉ giảm 2.485 căn, tỷ lệ giảm 22,6%. Trong khi đó, phân khúc này tính thanh khoản không cao, nhu cầu thực của thị trường không lớn.

Xem chi tiết tại đây

Biểu đồ tăng trưởng nguồn cung căn hộ từ quý IV/2016 đến 2018

Biểu đồ tăng trưởng nguồn cung căn hộ từ quý IV/2016 đến 2018

Giá đất tại Lê Trọng Tấn trở về thời “hoàng kim” sau nhiều năm đóng băng

Tuyến đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông hiện nay là tuyến đường huyết mạch để đi ra cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, kết nối với Đại lộ Thăng Long, chạy qua khu vực đền Bia Bà quận Hà Đông, giao nhau với đường Lê Văn Lương kéo dài (Tố Hữu) tại khu đô thị Dương Nội và nối với đại lộ Thăng Long tại khu vực Thiên đường Bảo Sơn.

Vào thời kỳ “hoàng kim” giá đất nền, nhà xây thô ở khu vực đường Lê Trọng Tấn có giá đạt đến 80 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, cũng tại khu vực này, vào những năm 2012 - 2013, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng do có nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, giá đất tại trục đường chính giảm gần 50% so với thời kỳ đỉnh điểm, chỉ còn dao động từ 50-55 triệu/m2.

Sau 5 năm, thị trường bất động sản khu Lê Trọng Tấn đã chuyển mình và quay trở về thời “hoàng kim” vốn có do việc phát triển hạ tầng giao thông của Thủ đô. Cùng với đó, chung cư và biệt thự liền kề mọc lên san sát. Việc chung cư và biệt thự liền kề mọc lên san sát đã kích cầu và thu hút các nhà đầu tư. Bất động sản tại tuyến đường Lê Trọng Tấn cũng như phía Tây là một trong những nơi hiếm hoi có giá đất tăng cao tại Hà Nội trong thời gian qua.

Xem chi tiết tại đây

Theo Reatimes.vn