Lò vi sóng truyền nhiệt trực tiếp vào thức ăn mà không làm nóng vật đựng cho hiệu quả đun nấu cao, tiết kiệm điện và thời gian nấu. Một số lò còn có chế độ nấu tự động theo các thực đơn được cài sẵn trước do vậy, rất dễ dàng nấu các món ăn hằng ngày với lò vi sóng chỉ trong vòng vài phút.

Lò vi sóng sử dụng sóng cao tần với bước sóng cao để tạo nhiệt nên có những vật dụng tuyệt đối không nên cho vào lò vi sóng vì có thể biến chất gây ảnh hưởng sức khỏe hoặc gây cháy nổ, làm hại lò.

Người sử dụng nên tuyệt đối tránh cho các vật dụng dưới đây vào lò vi sóng, nên nhớ chỉ sử dụng các sản phẩm có ghi rõ "có thể dùng cho lò vi sóng" với đồ nhà bếp.

1. Hộp nhựa

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Nhiều người có thói quen đựng đồ ăn trong hộp nhựa rồi mang ra quay lại. Tuy nhiên, một số chất độc hại từ hộp nhựa khi gặp nhiệt độ cao sẽ phả ra và ám vào thức ăn. Đặc biệt là một số loại hộp nhựa có chứa chất BPA gây ung thư, đặc biệt là khi tương tác với nhiệt. 

Do đó, các bạn lưu ý chỉ nên dùng hộp nhựa được nhà sản xuất ghi là dùng cho lò vi sóng. 

2. Màng bọc thực phẩm 

Màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hoá học như Phthalates và DEHA, sau khi lò vi sóng tăng nhiệt, các chất trên sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất không nên dùng màng bọc thực phẩm khi hâm nóng hoặc chế biến đồ ăn bằng lò vi sóng.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Màng bọc nên cách thực phẩm ít nhất 2,5cm. Tuy nhiên, tốt hơn cả là nên chọn thuỷ tinh chịu nhiệt, đĩa sứ đậy lên thực phẩm thay thế màng bọc. Cách làm này vừa hiệu quả, vừa tránh được việc màng bọc bị tan chảy, ngấm vào thực phẩm.

3. Hộp xốp 

Hộp xốp được sản xuất ra để đựng đồ ăn nguội và không thích hợp để chịu tác động của nhiệt, đặc biệt là nhiệt lớn như lò vi sóng. Hộp xốp có chứa syrofom, vốn là một loại nhựa, khi chịu lượng nhiệt lớn, hộp xốp có thể mềm ra hoặc tan chảy, ngấm các chất có hại vào thực phẩm. 

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

4. Túi giấy 

Túi giấy khi gặp nhiệt sẽ cháy hoặc tỏa ra các chất độc hại ngấm trực tiếp vào thực phẩm đựng trong túi. 

5. Túi nilon

Bản thân túi nilon đã chứa những chất có hại cho sức khỏe, vì vậy tuyệt đối không cho túi nilon vào lò vi sóng sẽ nảy sinh các chất cực kì độc hại. Thậm chí khi để trong lò với thời gian quá dài, túi nilon còn có thể cháy sém. 

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

6. Giấy bạc bọc thực phẩm

Loại giấy này có chứa kim loại sẽ gây cháy nổ trong lò.

7. Vật bằng kim loại 

Tuyệt đối không cho các vật bằng kim loại như bát, đũa, mâm, hộp ... bằng kim loại vào lò vi sóng. Chúng sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ bên trong lò vi sóng dẫn tới hỏng lò và nguy hiểm cho người sử dụng. 

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

8. Trứng 

Khi quay, khí nóng trong quả trứng không có chỗ thoát nên sẽ gây ra hiện tượng trứng nổ.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

9. Hộp sữa chua hoặc bơ, kem tươi

Những loại hộp này không chịu được nhiệt độ cao dẫn đến việc chúng sẽ chảy hoặc cong khi quay trong lò. Nguy hiểm hơn, chúng sẽ thải ra những chất độc hại rồi ngấm vào đồ ăn.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

10. Nước sốt 

Khi quay các loại nước sốt trong lò, chúng sẽ bắn tung tóe và bạn sẽ phải cất công đi cọ sạch lại lò.

11. Qủa nho 

Có nhiều loại trái cây chịu được nhiệt độ cao, nhưng nho thì sẽ bốc cháy, nổ tung nếu bỏ vào lò vi sóng. Nho khô thì sẽ bắt lửa và bốc khói. 

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

12. Ớt 

Khi cho ớt vào lò vi sóng, chất cay trong ớt sẽ bị bay hơi ra, nên khi mở lò, bạn sẽ bị rát mắt và cổ họng.

13. Các loại bình 

Bình thủy mini, bình lưỡng tính, hay bình giữ nhiệt làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc.

Nếu bình thủy làm bằng nhựa, bạn cần kiểm tra kĩ xem chất liệu có an toàn với lò vi sóng không rồi mới được sử dụng. 

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

Những vật tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng.

14. Không cho gì 

Nếu không bỏ gì vào lò vi sóng mà bật nút công tắc thì cái lò có thể sẽ nổ tung. Nguyên nhân là vì không có thức ăn để hấp thụ các sóng vi ba trong lò, dẫn đến các magnetron hấp thụ các vi sóng và cuối cùng là làm lò phát nổ.

Bùi Nguyễn (tổng hợp)/ Theo Ngay Nay Online