Các dị tật thai nhi xảy ra do chế độ ăn uống của người mẹ bị thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu Axit folic (Folate). Axit folic giúp mẹ ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Mẹ có thể bổ sung Axit folic bằng cách uống vitamin B12 hoặc ăn thật nhiều thực phẩm chứa các loại Vitamin hoặc Axit Folic giúp thai nhi phát triển toàn diện.
1. Rau màu xanh đậm
Acid folic – hay còn gọi là folate, có nguồn gốc từ “lá”, có nghĩa là lá của các loại rau xanh rất giàu vitamin. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều rau quả để nhận đủ số lượng thiết yếu của axit folic và mang lại lợi ích cho bào thai.
2. Đậu bắp
Là một món khá rẻ tiền nhưng ít ai biết được giá trị dinh dưỡng vô cùng to lớn của đậu bắp. Ngoài folate, các loại vitamin và lượng chất xơ trong đậu bắp có thể giúp mẹ ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch và tim mạch.
3. Đậu tương
Trong họ hàng đậu, đậu tương là loại có hàm lượng folate dồi dào nhất. Để tận dụng nguồn dinh dưỡng từ đậu tương, mẹ có thể thêm sữa đậu nành, đậu hũ… vào thực đơn của mình.
Hơn nữa, so với các loại thịt, hàm lượng protein trong đậu tương cũng không hề thua kém.
4. Cần tây
Cần tây là một nguồn tuyệt vời của axit folic. Chỉ cần một chén cần tây nguyên sẽ cung cấp khoảng 34 mcg folate, chiếm 8% nhu cầu hàng ngày của bạn.
5. Măng tây
Là một trong những loại rau chứa hàm lượng folate cao nhất, trung bình 180 gram măng tây có thể cung cấp khoảng 268 mcg axit folic, đáp ứng được 1/3 nhu cầu mỗi ngày của mẹ bầu. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, măng tây còn chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin cần thiết như vitamin B6, B12, vitamin C, K, A….
6. Ngô (bắp)
Ngô cũng là một trong những nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp axit folic. Không cần nhiều, chỉ cần 1 trái bắp luộc cũng giúp mẹ bổ sung 20% nhu cầu folate trong thai kỳ.
7. Khoai tây
Bên cạnh khả năng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh nhờ axit folic, thành phần kẽm trong khoai tây còn hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển các tế bào não cho thai nhi.
8. Cà rốt
Nổi tiếng với hàm lượng vitamin A cần thiết cho thị giác của thai nhi, thường xuyên ăn cà rốt cũng là cách mẹ bảo vệ cho sự phát triển toàn diện của bé.
Với 1 ly nước ép mỗi ngày, 5% nhu cầu axit folic của mẹ đã được đáp ứng.
9. Cà chua
Vitamin C trong cà chua sẽ giúp bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn. Cà chua còn giàu axit folic. Nước ép cà chua và các món ăn từ cà chua khác cũng giàu giá trị dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
10. Súp lơ
Súp lơ có chứa sắt, vitamin C, beta carotene và chất xơ và cả axit folic. Tuy nhiên mẹ bầu nên lưu ý ăn súp lơ đúng mùa để tránh các loại hóa chất, thuốc trừ sâu độc hại.
11. Rau bina
So với các loại rau sẫm màu, hàm lượng axit folic trong rau bina cao hơn hẳn. Đây cũng là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung thêm chất sắt cho bà bầu, bởi bina cũng là loại rau chứa một lượng chất sắt đáng kể.
12. Các loại ngũ cốc
Để hấp thụ axit folic nhiều hơn, mẹ bầu nên ăn bánh mì ngũ cốc và bánh quy ngũ cốc. Nên ăn ngũ cốc với rau để cơ thể hấp thu tốt axit folic hơn nữa.
13. Các loại hạt
Phụ nữ mang thai nên có sẵn cho mình một túi hạt hướng dương, đậu phộng, hạt dẻ, óc chó… để nhâm nhi trong các bữa phụ.
Không chỉ giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi, hàm lượng chất béo omega 3 trong các loạt hạt cũng góp phần vào quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi.
14. Cam
Không chỉ giàu axit folic, cam còn là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin C và chất xơ cho cơ thể. Nếu không thích ăn cam, mẹ có thể uống nước cam vắt, một cách đơn giản để bổ sung thêm lượng nước cần thiết mỗi ngày.
15. Qủa bơ
Cung cấp đồng thời một lượng lớn axit folic và chất béo lành mạnh omega 3, bơ rất tốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu và trí não của em bé.
16. Sữa và các thực phẩm từ sữa
Nhắc đến sữa và các thực phẩm từ sữa, hẳn các mẹ sẽ nghĩ ngay đến lượng canxi và protein dồi dào. Nhưng đây cũng là nguồn axit folic rất dồi dào.
Trung bình, cứ 1 ly sữa 250 ml, mẹ có thể bổ sung khoảng 15 mcg axit folic cho cơ thể.
17. Lòng đỏ trứng
Tập trung vitamin A, D, cholin và rất nhiều axit folic, lòng đỏ trứng gà là sự lựa chọn hào hảo, không chỉ ngăn ngừa dị tật thai nhi mà còn tốt cho sự phát triển trí não của em bé.