Khu di tích lịch sử Vườn Portland Japanese được mở cửa từ năm 1967 nằm tại Công viên Washington, trong những ngọn đồi phía tây Portland, Oregon, Mỹ. Nơi này được coi là một trong những khu vườn truyền thống Nhật Bản tuyệt vời và chân thực nhất bên ngoài xứ sở hoa anh đào.
Việc mở rộng khu vườn, được thực hiện bởi KTS Kengo Kuma, nhằm mục đích đáp ứng sự gia tăng lượng khách tham quan đến với di tích.
Đồng thời việc này cũng cho phép văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản được thấm đượm trong khu vườn một cách sâu sắc hơn.
Kuma đã làm việc rất tỉ mỉ với người quản lý khu vườn, nghệ nhân thế hệ thứ 3 - Sadafumi Uchiyama - để thiết kế nên một "làng văn hóa" mới với tổng chi phí 33,5 triệu USD.
Thiết kế của Kuma tái sử dụng và tận dụng khoảng đất sẵn có, cộng thêm khoảng 3,4 mẫu đất trên tổng 9,1 mẫu.
Được thiết kế ăn nhập với sân trong Tateuchi, các phần của những công trình mới này mô phỏng Monzenmachi của Nhật (những tháp trước cổng bao quanh đền thờ, chùa thiêng).
"Chúng tôi nhắm đến mục tiêu tạo ra một hạ tầng văn hóa giống như một ngôi làng, một thành phố bền vững, thân thiện với thiên nhiên", Kengo Kuma chia sẻ.
Công trình lớn nhất trong 3 công trình là Trung tâm tiếp thu nghệ thuật Jordan Schnitzer Japanese. Đây là nơi bao chứa cả một bộ sưu tập được triển lãm quanh năm, một phòng học đa năng, một "góc văn hóa" chia sẻ nghệ thuật và âm nhạc, một cửa hàng quà tặng và một thư viện chia sẻ nghệ thuật làm vườn và một số nghệ thuật khác của Nhật.
Trong khi đó, ngôi nhà vườn lại mở ra không gian trao đổi về nghệ thuật trồng cây và một quán cafe bên sườn đồi tạo ra không gian thư giãn đúng linh hồn truyền thống của Nhật Bản.
Cả 3 cấu trúc này đều đạt được chứng chỉ công trình xanh LEED và được thiết kế để đảm bảo ảnh hưởng của công trình là thấp nhất đối với thiên nhiên.
Ngoài ra, dự án mở rộng khu vườn cũng phát triển thêm 24 giếng địa nhiệt để phục vụ cho làng văn hóa. Những giếng này sâu khoảng 300 feet dưới mặt đất để làm ấm bên trong công trình, giảm chi phí vận hành hệ thống điều hòa.
Ngoài ra, để giảm bớt áp lực lên hệ thống cấp nước thành phố, Sadafumi Uchiyama cũng thiết kế một con lạch bằng đá chạy từ đỉnh đồi xuống một hồ chứa bên dưới bãi đỗ xe để sử dụng.Những cánh cửa kéo lớn giúp cho ánh sáng và không khí trong lành dễ dàng vào bên trong hơn.Trong khi đó, mái của những ngôi nhà đều là mái thực vật, có khả năng hấp thụ nước, tránh sự tiêu thoát lãng phí.
Những nhà thiết kế cũng đề xuất hàng trăm loài thực vật, cây bụi để tạo ra ít sự phát thải nhất, làm giàu dinh dưỡng cho đất và nâng cao chất lượng không khí. "Việc thiết kế có trách nhiệm với hệ sinh thái và có ý thức với môi trường là yếu tố quan trọng trong công việc của chúng tôi", Kengo Kumo chia sẻ.