Cụ thể, hai đợt tăng giá xăng dầu (ngày 4/11 và 20/11) vừa qua đã tác động làm CPI tăng khoảng 0,07%.

Chỉ số giá của nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,2%, trong đó dịch vụ y tế tăng 0,23% do trong tháng có 2 tỉnh thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14%.

Cũng theo báo cáo, các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm.

Cụ thể, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11% (lương thực tăng 1,12%; thực phẩm giảm 0,06%), thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,05%; giáo dục tăng 0,03% (dịch vụ giáo dục tăng 0,04%); văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,01%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,04%.

hai đợt tăng giá xăng dầu (ngày 4/11 và 20/11) vừa qua đã tác động làm CPI tăng khoảng 0,07%.

Hai đợt tăng giá xăng, dầu ngày 4/11 và 20/11 đã tác động làm CPI tăng khoảng 0,07%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm nay tăng 3,61% so với bình quân cùng kỳ năm 2016; CPI tháng 11/2017 tăng 2,38% so với tháng 12/2016 và tăng 2,62% so với cùng kỳ năm 2016.

Lạm phát cơ bản tháng 11/2017 tăng 0,06% so với tháng trước và tăng 1,28% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng tăng 1,42% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.

Chỉ số giá vàng tháng 11/2017 giảm 0,3% so với tháng trước; tăng 4,86% so với tháng 12/2016 và tăng 2,22% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2017 giảm 0,01% so với tháng trước; giảm 0,07% so với tháng 12/2016 và tăng 1,45% so với cùng kỳ năm 2016.

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - viết tắt là CPI) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Theo Bảo Châu/Reatimes