Đón xem nguyệt thực toàn phần tháng 7 năm 2018 dài nhất thế kỷ

Đón xem nguyệt thực toàn phần tháng 7 năm 2018 dài nhất thế kỷ

Đón xem nguyệt thực toàn phần tháng 7 năm 2018 dài nhất thế kỷ

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), cho biết mưa sao băng Delta Aquarids với cực điểm vào ngày 28-29/7 sẽ là một hiện tượng thú vị, bởi rạng sáng 28/7 cũng là lúc nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 diễn ra. Một số sao băng đầu tiên của Perseids, mưa sao băng lớn nhất hàng năm, cũng sẽ xuất hiện.

Được biết, trận mưa sao băng Perseids này có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle (hay 109P/Swift-Tuttle) - quay quanh Mặt trời với chu kỳ 135 năm, được quan sát vào năm 1862. Khi Trái đất đi ngang qua sao chổi Swift-Tuttle có đường kính 27km, một đám lớn các mảnh thiên thạch từ ngôi sao chổi này sẽ lao vào khí quyển Trái đất.

Tuy nhiên nguyệt thực kéo dài 5 tiếng vào rạng sáng ngày 28/7 đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất của thế kỷ 21. Sau hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỉ 21 lần này  chúng ta phải đợi đến năm 2021-2022 để được chứng kiến hiện tượng tương tự nhưng thời gian không thể lâu bằng. Khu vực có thể quan sát được hiện tượng này bao gồm: Châu Á, ChÂu Phi, Châu Âu, Châu Úc.

Những điều bạn nên biết về hiện tượng Nguyệt Thực Toàn Phần

Đón xem mưa sao băng cùng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỉ ngày 28/7/2018

Đón xem mưa sao băng cùng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỉ ngày 28/7/2018

Nguyệt Thực Toàn Phần là hiện tượng khi mà mặt trăng di chuyển vào “vùng bóng tối hoàn toàn” của trái đất. Trong quá trình diễn ra hiện tượng, mặt trăng sẽ dần bị khuyết ở giai đoạn Nguyệt Thực Một Phần và sẽ ngả sang màu đỏ khi ở giai đoạn Nguyệt Thực Toàn Phần.

Nếu thời tiết thuận lợi, những người yêu thích thiên văn có thể quan sát đồng thời nguyệt thực toàn phần và sao băng của Delta Aquarids, Perseids. Ngoài ra, cuối tháng này, Sao Hỏa cũng sẽ ở thời điểm sáng nhất, đây là lúc lý tưởng nhất để quan sát Sao Hỏa kể từ năm 2003 đến nay.

Delta Aquarids là kết quả để lại của sao chổi 96P Macholz, một sao chổi chu kì ngắn đã tới cận nhật lần gần đây nhất vào năm 2017. Vị trí trung tâm của hiện tượng này là chòm sao Aquarius. Từ 2h sáng tới bình minh các ngày diễn ra mưa sao băng, Aquarius sẽ nằm ở bầu trời phía Nam.

Năm nay, cực điểm của mưa sao băng Delta Aquarids cũng trùng với thời điểm Trăng tròn. Mưa sao băng chỉ cỡ trung bình, thậm chí nhỏ, nên ngay cả khi thời tiết lý tưởng, ta cũng khó quan sát được nhiều sao băng của hiện tượng này.

Tuy nhiên, cơ hội chiêm ngưỡng sao băng sẽ xuất hiện một lần nữa vào tháng 8 với mưa sao băng Perseids. Theo chuyên gia Bill Cooke tại NASA, Perseids sẽ đạt cực điểm ngày 12-13/8, đúng thời điểm Trăng non. Lúc này, Mặt Trăng không còn gây cản trở cho việc quan sát và nếu trời không mây, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để theo dõi hiện tượng thiên văn này.

Đây là lần thứ 2 mà Việt Nam quan sát được Nguyệt Thực Toàn Phần trong năm 2018, trước đó hiện tượng này đã diễn ra vào tối ngày 31/1.

Hướng dẫn quan sát

Nguyệt thực toàn phần đêm 27 - 28/7 có thể được quan sát trọn vẹn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Lịch trình chi tiết của hiện tượng diễn ra như sau (tính theo giờ chung cho người quan sát ở Việt Nam)

  • Pha Nửa Tối bắt đầu: 00h15 Ngày 28/7
  • Pha Một Phần bắt đầu: 01h24
  • Pha Toàn Phần bắt đầu: 02h30
  • Cực đại Toàn Phần: 03h22
  • Pha Toàn Phần kết thúc: 04h13
  • Pha Một Phần kết thúc: 05h19
  • Pha Nửa Tối kết thúc: 06h28

Người xem có thể quan sát hiện tượng trực tiếp bằng mắt thường, không cần đến thiết bị bảo hộ. Nên chọn nơi thoáng đãng, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý theo dõi dự báo thời tiết trước khi quan sát.

Với tổng thời gian diễn ra của Nguyệt Thực toàn phần 2018 là 6 giờ 13 phút, trong đó pha Toàn Phần 2018 kéo dài đến 1 giờ 43 phút.

Ngoài ra, trên bầu trời lúc diễn ra hiện tượng này, mọi người còn có thể quan sát rất nhiều chòm sao đặc trưng của mùa thu và mùa hạ như: Bọ Cạp; tam giác mùa hè;… và hơn một nửa hệ mặt trời sẽ hiện hình lúc đó như: sao Hỏa; sao Thổ; sao Mộc; sao Kim đều quan sát được bằng mắt thường từ sau khi mặt trời lặn vào chiều tối 27/7.

Tại Việt Nam, xem nguyệt thực toàn phần 2018 ở đâu?

Tuy nhiên theo dự báo thời tiết vào đêm 27-28/7 khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa và nhiều mây vì vậy cơ may người dân của khu vực này quan sát được là rất thấp.

Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đêm 27-28/7 trời tạnh ráo, đôi lúc có mây, một số nơi có mưa rào và rải rác có dông. Tỉ lệ xem được hiện tượng này là khá cao.

Theo An Nhiên / Reatimes