Thị trường đã sang giai đoạn trưởng thành
Khi báo cáo tài chính năm 2018 vừa được ngân hàng mẹ của FE Credit là VPBank công bố, công ty tài chính tiêu dùng lớn bậc nhất về thị phần tại Việt Nam cũng đã tiết lộ một số chỉ số kinh doanh lạc quan trong năm 2018.
Theo ông Kalidas Ghose, Phó chủ tịch kiêm CEO của FE Credit, công ty đã giải ngân trung bình 4,5 nghìn tỉ đồng tín dụng mỗi tháng trong 9 tháng đầu năm. Tốc độ tăng truởng của các tháng tiếp theo đã tăng lên hai con số mỗi tháng trong quý cuối của năm, với tháng 12 ghi nhận mức tăng kỷ lục 50% các khoản giải ngân tín dụng. “Tốc độ tăng giải ngân tín dụng hơn 50% trong ba tháng là một sự kiện hiếm khi xảy ra trong một doanh nghiệp bán lẻ sống dựa vào các khoản cho vay nhỏ lẻ như tài chính tiêu dùng”, ông Ghose chia sẻ tại một buổi phỏng vẩn tại TP.HCM trong tháng 1.Trong 9 tháng đầu năm 2018, FE Credit ghi nhận tăng gần 30% số lượng khoản vay và 23% số lượng khách hàng mới tăng lên so với năm 2017.
Doanh thu của công ty trong giai đoạn này, theo công ty cho biết, tăng 15% so với cùng kỳ trong khi chi phí giảm 18,5% so với mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, chi phí rủi ro đã lên tới 5,5 nghìn tỉ đồng, tăng thêm gần 1,1 nghìn tỉ đồng so với kế hoạch ban đầu là 4,4 nghìn tỉ đồng và tăng 900 tỉ đồng so với chi phí rủi ro của năm 2017.Theo Báo cáo tài chính tiêu dùng Việt Nam 2018 của StoxPlus, trong nửa đầu năm 2018, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng 6%, đạt mức 51 tỉ USD từ 48 tỉ USD ghi nhận trong năm 2017.
Trong khi tốc độ tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với giai đoạn 2013-2017, với mức tăng trưởng cao nhất khoảng 150% trong năm 2015, vẫn còn dư địa cho tăng trưởng trong thị trường tài chính tiêu dùng, với tốc độ chậm hơn nhưng ổn định hơn trong dài hạn, nhờ một tỷ lệ lớn dân số đến tuổi tham gia lao động và Việt Nam hiện đang là một nền kinh tế bùng nổ với mức thu nhập đang tăng lên hàng năm.Để giải thích cho đà tăng trưởng có phần ‘mềm’ hơn của FE Credit trong nửa đầu năm, ông Ghose đề cập đến hiệu quả thu hồi nợ giảm, dẫn đến việc công ty đã tăng trưởng chậm hơn, dù đã chứng kiến sự bùng nổ doanh số tại thời điểm đầu năm.
“Chúng tôi đã phải xử lý khối lượng nợ từ một vài kênh kinh doanh đã góp phần làm tăng các khoản nợ không đuợc trả đúng kỳ hạn, đặc biệt là trong danh mục cho vay cá nhân, cũng là nguồn thu chính của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trong các khoản phải thu ròng cuối cùng (ENR) của chúng tôi, và làm tăng thêm thiếu hụt về doanh thu (so với kế hoạch), ảnh hưởng đến lợi nhuận, mặc dù chúng tôi đã có thể cắt giảm 20% chi phí, mà vẫn giữ chi phí rủi ro không thay đổi,” vị CEO giải thích thêm.
Tìm lại hào quang
Kết quả cả năm 2018 của FE Credit được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng 20% đến 30% so với năm 2017 thông qua tăng trưởng số lượng tài khoản và các khoản phải thu ròng cuối cùng, cùng tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức ổn định 6% mặc dù mức giải ngân tín dụng thấp trong nửa đầu năm 2018.“Năm 2018, khả năng tăng trưởng của FE Credit đã được kiểm chứng và kết quả này không chỉ đủ so với kế hoạch mà còn vượt trội trên thị trường.
FE Credit đã có thể khai thác cơ sở dữ liệu hiện có của riêng mình và tăng mạnh giải ngân tín dụng cho các khách hàng hiện tại có hồ sơ tín dụng tốt, không chỉ mang lại cho chúng tôi tăng truởng thu ròng cuối cùng ổn định mà còn tận dụng được hết hạn mức tăng trưởng (được cho phép bởi Ngân hàng Nhà nước) cho năm 2018”, ông Ghose nhấn mạnh trong buổi phỏng vấn.
Tăng trưởng bền vững
Lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ kể từ năm 2014, nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ sẽ không kéo dài mãi cho tất cả người chơi.“Nói như vậy nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng trong một khoảng thời gian khi sự thâm nhập của tài chính tiêu dùng tăng lên, tốc độ tăng trưởng của ngành trong giai đoạn tiếp theo rõ ràng sẽ phải giảm xuống mức trung bình và ổn định hơn”, ông Ghose nói.
“Mục tiêu mà chúng tôi đặt ra cho năm 2019 ở mức 18-20% là vô cùng khả thi. Chúng tôi tự tin sẽ đạt được kết quả này, vì với lượng khách hàng lớn như hiện tại, chúng tôi đã chứng minh được khả năng củng cố thêm mối quan hệ với họ, đặc biệt là trong thời gian gần đây, bằng cách giúp một số lượng lớn khách hàng nhận được những khoản vay được thiết kế phù hợp cho từng nhu cầu của họ, và chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai chiến lược này trong tương lai gần”, ông Ghose nhấn mạnh.Chính chiến lược này, như ông nói, đã không được các đối thủ sử dụng triệt để, và vì vậy đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho FE Credit giành thị phần và điều chỉnh theo nhu cầu biến đổi từng ngày của khách hàng.