Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 15/7 đến ngày 21/7, toàn thành phố ghi nhận 169 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, 16 ca mắc sởi và 18 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, kông có trường hợp tử vong do dịch bệnh trong tuần. Các trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận trong tuần phân bố tại 20 quận, huyện, 82 xã, phường.

Như vậy, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố Hà Nội có 1.372 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, không có trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện có số trường hợp mắc bệnh cao như: Hà Đông (265 trường hợp); Nam Từ Liêm (111 trường hợp); Cầu Giấy (110 trường hợp); Bắc Từ Liêm (107 trường hợp); Đống Đa (106 trường hợp); Thường Tín (102 trường hợp); Hoàng Mai (100 trường hợp).

Hà Nội: Gia tăng số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết - Ảnh 1Vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh

Trong tuần qua, tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thủ đô cũng  ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh sởi. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 13/30 quận, huyện, 15 xã, phường. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 1.601 trường hợp mắc bệnh sởi, không có trường hợp nào tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã.

Với bệnh tay chân miệng, Hà Nội đã ghi nhận 18 trường hợp mắc trong tuần. Bệnh nhân phân bố tại 13 xã, phường của 8 quận, huyện. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 358 trường hợp mắc bệnh sởi và không có tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, 196 xã, phường.

Trong qua, ngành y tế Hà Nội đã tổ chức được 97 chiến dịch phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết tại xã, phường, khu vực có nguy cơ cao. Các chiến dịch đã phun hóa chất chủ động tại 126.606/146.485 hộ gia đình được khoanh vùng trong khu vực nguy cơ đạt 86%. Số công trường xây dựng được phun hóa chất là 157 công trường.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã chỉ đạo các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tích cực triển khai các hoạt động giám sát dịch, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh cũng như xử lý ổ dịch. Các đơn vị đã duy trì hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân tại các bệnh viện được phân cấp giám sát và tại cộng đồng; giám sát véc tơ và côn trùng truyền bệnh; giám sát tác nhân gây bệnh.

Nguồn: http://baodansinh.vn/ha-noi-gia-tang-so-benh-nhan-mac-sot-xuat-huyet-d102320.html

Theo baodansinh.vn