Công khai DN vi phạm về an toàn thực phẩm
Ngay từ đầu năm TP đã đặt ra mục tiêu phấn đấu, 100% Ban chỉ đạo công tác ATTP quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ATTP. Đối với cơ sở thực phẩm thuộc ngành y tế quản lý 93,1% người quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và 82,4% người tiêu dùng được cập nhật kiến thức về ATTP. 95,2% tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tuyến TP và 82,2% tuyến quận, huyện, thị xã diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận…
Ngoài ra, ngành y tế phấn đấu 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời. Khống chế tỷ lệ ngộ độc thực phẩm cấp tính dưới 7 ca/100.000 dân. Mô hình kiểm soát ATTP bếp ăn tập thể trường học cấp tiểu học tại 8 quận, 6 huyện và 1 thị xã, 25 mô hình “Nâng cao năng lực tự quản lý ATTP bếp ăn tập thể trường học cũng được sở Y tế giám sát chặt chẽ
TP Triển khai thí điểm mô hình “Kiểm soát ATTP tại cổng trường học đảm bảo ATTP” tại 3 quận và 2 huyện. Đồng thời, thanh tra 100% các cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi được phản ánh nghi ngờ về chất lượng đảm bảo ATTP. Duy trì các hoạt động mô hình cải thiện ATTP đối với dịch vụ ăn uống tại 100% các phường, thị trấn trên địa bàn TP, 60 tuyến phố văn minh đảm bảo ATTP tại 30 quận, huyện, thị xã.
20 tuyến phố ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có kiểm soát. Kiểm soát ATTP bữa cỗ tập trung đông người tại 350 xã, phường, thị trấn/20 quận, huyện, thị xã. Xây dựng mới mô hình “Bếp ăn tập thể DN, nhà hàng trong khách sạn đủ điều kiện ATTP” tại các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: 10 bếp và 10 khách sạn.
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, ngành y tế xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ cần triển khai: Công tác thông tin, truyền thông; triển khai các chương trình, dự án được phê duyệt, mô hình điểm ATTP trên địa bàn TP; thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, giám sát hậu kiểm, xét nghiệm, lấy mẫu kiểm nghiệm ATTP; công tác giám sát, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
Hàng giả tuồn vào Hà Nội ngày càng tinh vi
Theo số liệu của Quản lý thị trường TP Hà Nội về kiểm tra, kiểm soát từ 16/12/2022- 15/3/2023. Tổng số vụ kiểm tra vi phạm là 1.060 vụ. Số tiền phạt hành chính: 15.355.192.700 đồng (đạt 23,62% so với chỉ tiêu cả năm). Trị giá hàng hóa tịch thu: 7.012.863.000 đồng. Trị giá hàng hóa tiêu hủy: 14.543.204.000 đồng. Số vụ chuyển cơ quan cảnh sát điều tra: 19 vụ.
Tình hình vi phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Quản lý thị trường TP Hà Nội còn nhiều phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhóm hàng như: Buôn bán trao đổi hàng hóa qua mạng, các kênh thương mại điện tử, buôn bán hàng lậu, hàng hóa giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng hàng hóa, ATTP (bánh trung thu, thịt lợn…), kinh doanh xăng dầu, LPG, kinh doanh rượu, bia, đồ chơi trẻ em, hóa chất (N2O)…
Đặc biệt, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa qua mạng, các kênh thương mại điện tử diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ buôn bán hàng lậu, hàng hóa giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng hàng hóa. Trước tình hình đó, yêu cầu công tác phòng chống buôn lậu, kinh doanh hàng cấm và gian lận trên địa bàn TP cần có giải pháp cụ thể, thiết thực và góp phần ổn định thị trường an sinh xã hội.
Ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội chỉ đạo: Các Đội Quản lý thị trường tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm ATTP… Phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong xúc tiến thương mại trong các đợt khuyến mại tập trung, lợi dụng khuyến mại để trà trộn, đưa vào lưu thông hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc.
Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/ha-noi-quyet-liet-dam-bao-an-toan-thuc-pham-332076.html