Đánh đổ chai sữa bò cũng tràn đầy kiến thức?
Đây là một nhà khoa học đã từng có những phát hiện quan trọng trong lĩnh vực y học, ông Stephen Gray. Phóng viên đã phỏng vấn ông, hỏi ông: “Tại sao ông lại có sức sáng tạo hơn người bình thường? Rốt cuộc thì phương pháp nào có thể khiến ông có sức sáng tạo siêu phàm như vậy?”. Ông nói sở dĩ bản thân ông có được những thành tích trong y học như vậy cũng là nhờ vào phương pháp giáo dục đặc biệt của mẹ ông.
Câu trả lời của ông khiến cho mọi người rất bất ngờ. Ông nói, “Đây là chuyện có liên quan đến phương pháp xử lý của mẹ tôi đối với tôi khi tôi hai tuổi, có một lần tôi muốn tự mình lấy một chai sữa bò trong tủ lạnh, nhưng mà cái chai quá trơn, tôi cầm không chặt làm cái chai rơi xuống đất, sữa bò bắn tung tóe trên mặt đất, quả thực giống như một “đại dương” sữa vậy! Mẹ của tôi nhìn thấy, nhưng bà không la hét tôi mà cũng không hề trừng phạt tôi. Bà chỉ nói rằng: “wow, Robert, phiền toái mà con tạo ra thật đúng là cực kỳ giỏi, mẹ chưa từng nhìn thấy một vũng sữa bò nào to như thế này! Phải rồi, dù sao thì chai sữa cũng đã đổ rồi, trước khi dọn sạch nó, con có nghĩ rằng chúng ta nên chơi một chút với vũng sữa bò này không?”
Tôi nghe thấy mẹ nói như vậy, quả thực vô cùng ưng ý, lập tức bắt đầu chơi đùa trong vũng sữa bò, mấy phút sau, mẹ nói với tôi: “Robert, bây giờ con hãy lau dọn sạch sẽ nó, đồng thời hãy mang những đồ chơi cất đúng vào vị trí ban đầu, vậy con định thu dọn như thế nào nhỉ? Chúng ta có thể dùng bọt biển, khăn hoặc là cây lau nhà để thu dọn, con muốn dùng dụng cụ nào đây?” Tôi trả lời mẹ rằng, “Con lựa chọn bọt biển.” Sau đó, tôi và mẹ cùng lau dọn sạch sẽ chỗ sữa đã bị đổ văng trên mặt đất.
Nhà khoa học nói đến đây, ngay cả phóng viên cũng phải ngưỡng mộ ông có một người mẹ thông minh, độ lượng và đáng yêu như thế. Nhà khoa học nói tiếp, “Chuyện này vẫn chưa hết đâu, chờ đến khi chúng tôi dọn dẹp xong, mẹ tôi lại bảo: ‘Robert, vừa nãy con làm thí nghiệm dùng hai bàn tay nhỏ bé để cầm chai sữa to đã bị thất bại rồi, bây giờ chúng ta đi ra sân sau, đổ đầy nước vào cái chai, xem xem con có cách nào để cầm nó lên mà không để nó bị rơi xuống không nhé?’ Tôi đã nhanh chóng phát hiện ra rằng chỉ cần dùng hai tay cầm lấy cổ chai, chỗ gần miệng chai thì cái chai sẽ không bị rơi xuống đất. (điều học được từ trong sai lầm và thất bại)”. “Đây thật là một tiết học quá tuyệt vời!”, phóng viên thốt lên. “Đúng vậy, từ đó trở đi, tôi hiểu rõ rằng tôi không nhất định phải sợ hãi bất kỳ sai lầm nào, bởi vì sai lầm thông thường là một cơ hội để học hỏi những kiến thức mới. Thí nghiệm khoa học cũng là như thế, cho dù thí nghiệm thất bại thì bạn vẫn học được rất nhiều điều trong đó”.
1. Cha mẹ nên nghĩ lại – Hãy tạo cho con cái những cơ hội thực tế
Trẻ con không cẩn thận làm đổ chai sữa, làm đổ bát đũa, làm loạn lung tung nhà cửa là những chuyện thường hay xảy ra. Đứa trẻ cũng chính tại sự việc ấy mà khám phá thế giới mới, phát hiện những sự tình mà trước đây chúng chưa từng gặp qua, hiểu được rằng đồ vật nào là có thể động chạm vào, đồ vật nào là không thể động chạm vào, từ đó mà tự lập ra cho mình những quy tắc.
Tuy nhiên, có một số cha mẹ khi xử lý vấn đề tương tự, lại phần lớn là vì để mình đỡ phải lo, đỡ phải làm việc. Khi đứa trẻ làm đổ chai sữa, cha mẹ không hỏi rõ phải trái đúng sai mà trách mắng đứa trẻ vụng về, không nghe lời, không cho phép làm xáo trộn, thậm chí bắt đứng yên. Mặc dù, đây cũng là cách làm xuất phát từ việc bảo vệ con cái, sợ con cái vì cử động mà bị thương cơ thể. Nhưng vô tình lại bóp chết khả năng của trẻ, khiến con cái mất đi cơ hội rèn luyện, những tiềm năng của bản thân con cái không có cách nào để bộc lộ ra.
2. Cha mẹ sáng suốt – hãy cho con cái cơ hội phạm sai lầm
Trước việc đứa trẻ làm vỡ đồ, cha mẹ phải duy trì thái độ bình thản, cần phải nhận thức được đứa trẻ còn nhỏ tuổi, năng lực tự nhiên có giới hạn, đánh vỡ đồ đạc cũng là hiện tượng bình thường. Cha mẹ sáng suốt sẽ ở trong phạm vi năng lực của trẻ mà chỉ dẫn cho trẻ nắm bắt một số kỹ năng, rèn luyện kỹ năng dùng tay, tạo cho trẻ những cơ hội thực tế. Cũng chỉ có bằng cách đó mới khiến chúng có thể tự mình nắm bắt những khả năng để không gây ra những “phiền toái”. Nếu như cha mẹ xử lý thỏa đáng thì sai lầm mới có thể chuyển hóa thành điều kiện phát triển có ích cho con cái. Cho nên, những “sai phạm” trẻ tạo ra không phải là vấn đề lớn, quan trọng là cha mẹ đối đãi với vấn đề đó như thế nào, vận dụng phương pháp xử lý nào, đây mới là mấu chốt.