Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng, là một loại kem dưỡng da, có các dạng xịt, gel hoặc các sản phẩm đặc trị khác giúp ngăn trở bức xạ tia cực tím (UV) bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Hiện nay, kem chống nắng đã không còn xa lạ với mọi người, nhất là các chị em phụ nữ. Nhưng kiến thức về cách thức hoạt động của kem chống nắng không phải ai cũng biết. Kem chống nắng ngăn ngừa các đốm đen, tổn thương do ánh nắng mặt trời và các dấu hiệu lão hóa.
Quá nhiều bức xạ tia cực tím từ mặt trời hoặc phơi nắng có thể làm hỏng vật liệu di truyền (DNA) trong các tế bào da của bạn. Các DNA tổn thương này nếu tích tụ theo thời gian có thể khiến các tế bào vượt ngoài tầm kiểm soát và dẫn đến ung thư da. Bất cứ ai cũng có thể bị ung thư da nhưng một số người có nguy cơ cao hơn.
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Châu Âu đã phát hiện ra rằng, ở Anh, gần 9 trong số 10 người bị ung thư là ung thư da. Căn bệnh này có thể ngăn chặn được ánh mặt trời bằng cách chống nắng đúng cách nhất.
Việc ngăn ngừa ung thư da không phải lúc nào cũng có thể bởi ung thư da bao gồm nhiều yếu tố kết hợp lại và chúng ta không thể ngăn chặn được hết các nguy cơ. Tuy nhiên, chìa khóa giảm thiểu nguy cơ ung thư da là bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng mọi lúc mọi nơi.
Nhiều chuyên gia cho rằng kem chống nắng cũng rất quan trọng trong việc giảm thiểu mụn nhọt cho da. Joshua Zeichner , MD, giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và lâm sàng tại Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ) cho biết: “Kem chống nắng rất quan trọng vì nhiều loại thuốc trị mụn khiến da nhạy cảm với cháy nắng. Một loại kem chống nắng phù hợp có thể mang lại hiệu quả làm mờ và bảo vệ da mà không làm tăng mụn. Khuôn mặt của chúng ta nếu liên tục tiếp xúc với tia UV thì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư và lão hóa da”.
Cách chọn kem chống nắng
Trước khi chọn một loại kem chống nắng, hãy kiểm tra đánh giá sao của nó. Một số chỉ số cũng là điều quan trọng khi chọn kem chống nắng.
Đầu tiên đánh giá kem chống nắng qua chỉ số SPF (Sun Protection Factor), là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB (Loại tia gây ra cháy nắng và ung thư da) trong thời gian nhất định. Chỉ số SPF càng cao, thời gian chống nắng càng lâu và hiệu quả chống UVB càng tăng.
SPF 15 chống được 93% tia UVB
SPF 30 chống được 97% tia UVB
SPF 50 chống được 98% tia UVB
Chỉ số SPF có trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ da và hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Có nghĩa là chỉ số SPF là 15 sẽ hoạt động hiệu quả trong 150 phút, còn SPF 50 là 500 phút.
Ngoài ra, còn có chỉ số PA (Protect Grade) là kí hiệu chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng.
Khả năng bảo vệ của chỉ số chống nắng PA được chia làm 4 cấp độ:
PA+: Có khả năng chống tia UVA 40-50%
PA++: Có khả năng chống tia UVA 60-70% - Tương đối tốt
PA+++: Có khả năng chống tia UVA 90% - Tốt
PA++++: Có khả năng chống UVA 95-98% - Rất tốt
Không nên chọn loại kem chống nắng quá nặng, nhờn vì nó có thể bít lỗ chân lông gây ra mụn. Hoặc một số thành phần trong kem chống nắng như chất bảo quản hoặc chất làm mềm da - có thể gây viêm da tiếp xúc kích thích, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn khác.
Tuy nhiên, để tận dụng được chức năng tốt nhất của kem chống nắng thì bạn hãy ghi nhớ một vài mẹo nhỏ. Đầu tiên là kiểm tra tra nhãn của kem chống nắng và đảm bảo rằng nó không gây mụn. Với những người có làn da dễ bị mụn trứng cá thì nên sử dụng các sản phẩm có chứa axit alpha-hydroxy (AHA), axit beta-hydroxy (BHA).
Bác sĩ da liễu tại bệnh viện Park View Laser Dermatology cho biết: "Các loại dầu trong SPF có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, trong khi các loại khoáng chất có thể gây kích ứng cho các loại da nhạy cảm, làm viêm da dẫn đến tổn thương viêm". Ông khuyến cáo nên chọn hai thành phần chống nắng không gây mụn phổ biến nhất là kẽm oxit và titan dioxide.
Các chuyên gia khuyên nên tránh xa kem chống nắng với các thành phần giàu chất làm mềm như:
Vitamin E
Dừa
Dầu khoáng và đậu tương
Sáp ong
Lanolin
Bơ ca cao
Ngoài ra, bất cứ ai có da nhạy cảm dễ nổi mụn hãy chọn loại kem chống nắng không có mùi thơm, silicon và natri lauryl sulfates. Bởi vì những thành phần này có thể gây kích ứng da hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Ngoài ra, cần cảnh giác với những loại kem chống nắng hết date, cận date bởi vì kem chống nắng đã hết hạn hoặc các thành phần đã tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ cao, thì sức nóng và ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ các chất trong kem chống nắng khiến chúng làm việc không hiệu quả và có khả năng gây kích ứng da.
Một cách khác để an toàn cho tất cả các loại da là dùng kem chống nắng vật lý, khoáng chất trong loại kem chống nắng này sẽ ít gây mụn nhọt hơn kem chống nắng hóa học. 2 loại kem này khác nhau ở thành phần của kem. Kem chống nắng vật lý chứa các thành phần lành tính, an toàn với da, kể cả các làn da nhạy cảm. Còn kem chống nắng hóa học chứa các thành phần gây hại cho da nhạy cảm.