Mỗi năm, hàng nghìn con voi và tê giác từ những cánh rừng sâu trên khắp thế giới đã bị những kẻ buôn lậu săn bắt để lấy ngà, sừng nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Tưởng chừng chỉ có nạn săn ngà voi hay sừng tê giác mới khiến các cơ quan chức năng và những người yêu động vật đau đầu thì mới đây, người ta lại càng thêm lo lắng khi một loài chim quý hiếm sống trong những cánh rừng mưa nhiệt đới Đông Á cũng trở thành đối tượng bị săn bắt để lấy mỏ sừng.

 Chim Tê điểu hay còn gọi là Hồng hoàng mũ cát.

Chim Tê điểu hay còn gọi là Hồng hoàng mũ cát.

Loài động vật quý hiếm được nhắc tới bên trên chính là chim Tê điểu hay còn gọi là chim Hồng hoàng mỏ cát. Chim Tê điểu tập trung nhiều trên các hòn đảo Sumatra hay Borneo của Malaysia và Indonesia. Chúng thường ăn trái cây, sung và làm tổ trên những cây cổ thụ trong rừng sâu.

Theo BBC, chim Tê điểu nặng khoảng ba kilogram. Chúng có cục u tạo thành từ chất sừng (một loại protein sợi) kéo dài dọc phần trên mỏ đến hộp sọ. Chiếc sừng cứng như sắt này có thể chiếm 11 % trọng lượng con chim.

 Loài chim được mệnh danh là “người chủ của những khu rừng nhiệt đới”

Loài chim được mệnh danh là “người chủ của những khu rừng nhiệt đới”

Có hơn 60 loài chim mỏ sừng sinh sống ở châu Phi và châu Á, tất cả đều có sừng rỗng, trừ chim Hồng hoàng mũ cát. Con trống sử dụng chiếc sừng trong những cuộc giao chiến. Ngoài ra, cả chim trống và mái đều dùng chiếc sừng như một dụng cụ đào côn trùng từ những thân cây mục ruỗng.

 Chiếc sừng của Tê điểu còn được nhắc tới như ngà và có giá trị gấp 3 lần ngà voi.

Chiếc sừng của Tê điểu còn được nhắc tới như "ngà" và có giá trị gấp 3 lần ngà voi.

Theo một báo cáo đã được công bố của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), hiện nay, loài Tê điểu này đang trở thành nạn nhân của những nhóm tội phạm có tổ chức về động vật hoang dã. Tính cho đến nay, giá của mỏ sừng Tê điểu không hề rẻ, mỗi 1kg sừng có giá khoảng 6.150 USD, cao gấp 3 lần giá của ngà voi.

 Chim Tê biểu bị săn bắn để lấy sừng.

Chim Tê biểu bị săn bắn để lấy sừng.

Chuyên gia nghiên cứu về loài chim Hồng hoàng, Yoki Hadiprakarsa cảnh báo, nếu không có tổ chức nào quan tâm tới điều này, loài chim này sẽ nhanh chóng tuyệt chủng. Ông cho biết thêm, việc săn bắn bất hợp pháp đang vượt khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.

 Chim Tê điểu có cục u tạo thành từ chất sừng, kéo dài dọc phần trên mỏ đến hộp sọ.

Chim Tê điểu có cục u tạo thành từ chất sừng, kéo dài dọc phần trên mỏ đến hộp sọ.

Việc săn bắn và buôn bán sừng của loài Hồng hoàng được cho là xuất phát từ nhu cầu của giới thượng lưu Trung Quốc. EIA cho hay, ngà voi trắng và sừng tê giác đang ngày càng trở nên khan hiếm, vì thế, người ta lại đi tìm kiếm “sừng đỏ” của loài hHng hoàng – một loại sừng có thể chạm khắc tương tự như ngà voi để thay thế.

 Một sản phẩm làm từ sừng Tê điểu

Một sản phẩm làm từ sừng Tê điểu

Không có báo cáo chính xác số lượng loài chim này bị săn bắn mỗi năm trong khu vực Borneo. Tuy nhiên, chỉ tính tại Kalimantan, mỗi năm đã có khoảng 6.000 con chim bị giết lấy sừng. Hầu như toàn bộ số sừng chim này đều được vận chuyển lậu vào thị trường Trung Quốc và Hồng Kông.

 Theo ước tính, khoảng 6.000 con chim bị giết mỗi năm để lấy sừng.

Theo ước tính, khoảng 6.000 con chim bị giết mỗi năm để lấy "sừng".

Không chỉ bị nạn săn bắn trái phép đe dọa mà loài chim này còn đang mất dần môi trường sống. Do dầu cọ ngày càng được ưa chuộng ở phương Tây, nên người dân ở các nước châu Á đang phá hủy những cánh rừng mưa, cũng chính là nơi sinh sống của Tê điểu, để có đất trồng cọ.

 Những kẻ buôn lậu săn bắt Tê điểu để lấy ngà.

Những kẻ buôn lậu săn bắt Tê điểu để lấy ngà.

Đứng trước những thực trạng này, các nhà bảo vệ động vật hoang dã đã phải lên tiếng cảnh báo rằng Tê điểu "thuộc hạng mục gần tuyệt chủng và cần được theo dõi cẩn thận để tránh số lượng tiếp tục giảm trong tương lai".

 

Lily (th)

Theo Giadinh.net.vn