Ảnh minh họa.
Tại buổi tọa đàm, ông Bùi Văn Linh cho biết, Luật Giáo dục năm 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Theo đó, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về bình đẳng giới trong hoạt động giáo dục, trong chương trình giáo dục, sách giáo khoa và phương pháp giáo dục trong khi vấn đề bình đẳng giới luôn được quan tâm bởi các tổ chức quốc tế và cũng như các quốc gia.
Một trong những nội dung mà các đại biểu, học sinh, sinh viên quan tâm là vấn đề bình đẳng giới. Theo đó, Luật Giáo dục 2005 có quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, tuy nhiên chưa có quy định cụ thể về bình đẳng giới trong hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, sách giáo khoa. Tọa đàm còn có những ý kiến đóng góp bổ sung một số quy định liên quan tới người học trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
Góp ý với quy định bình đẳng giới trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), theo cô giáo Phạm Thu Thủy, tổ Tự nhiên 2, xã hội hiện nay không có chỉ giới tính nam và nữ mà có cả giới tính thứ 3. Vì thế quy định trong dự thảo Luật về bình đẳng giới cần bao hàm cả đối tượng này. Cô Thủy đề xuất, nên thay cụm từ “Nam – Nữ” tại Điều 12 của dự thảo bằng cụm từ “giới tính” nhằm thể hiện tính cập nhật của Luật.
Còn em Trần Văn Cường, học sinh lớp 12A4 chia sẻ: “Nhất trí đưa giáo dục giới tính vào chương trình Giáo dục phổ thông, thậm chí đưa giáo dục giới tính vào cấp học mầm non và mỗi cấp tăng lên một chút”.
HOA HẠ