Theo quy định tại Bộ luật Lao động 45/2019/QH14, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong dịp Tết Nguyên đán (Tết âm lịch) là 05 ngày (Điều 112). Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 cũng có quy định tương tự.

Từ ngày 1/1/2021, lịch nghỉ Tết Nguyên đán sẽ do Thủ tướng quyết định, căn cứ vào điều kiện thực tế hàng năm.

Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động 2012 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thời gian nghỉ Tết âm lịch theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động do người sử dụng lao động lựa chọn.

Như vậy, lịch nghỉ Tết Nguyên đán là 5 ngày và là người sử dụng lao động có thể quyết định chọn nghỉ vào 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch. 

Lịch nghỉ này có thể linh động dựa trên tình hình công việc của doanh nghiệp nên mỗi doanh nghiệp có thể có lịch nghỉ Tết âm lịch khác nhau.

Tuy nhiên, từ 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, lịch nghỉ Tết âm lịch có sự thay đổi so với quy định hiện hành: Quyền quyết định lịch nghỉ Tết âm lịch thuộc về Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào điều kiện thực tế hàng năm (khoản 3 Điều 112).

Cụ thể, lịch nghỉ Tết âm lịch từ 2021 thống nhất trên cả nước và do Thủ tướng quyết định.

Cũng theo Bộ luật Lao động 2019, từ 2021, dịp Quốc khách người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày (hiện nay, chỉ được nghỉ 1 ngày là ngày 2/9). Cụ thể, người lao động sẽ được nghỉ ngày 2/9 và ngày 1/9 hoặc ngày 3/9 (hàng năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế mà quyết định nghỉ ngày 1/9 hay ngày 3/9).


Theo Bảo Linh/Đô thị mới