Nhập viện trong tình trạng nguy kịch do mắc liên cầu lợn
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông máu do liên cầu lợn.
Trước đó, bệnh nhân 58 tuổi (Cẩm Phả, Quảng Ninh) xuất hiện tình trạng mệt mỏi, sốt cao không dứt, đau bụng và đi ngoài phân lỏng được gia đình đưa vào điều trị tại tuyến dưới. Tuy nhiên, bệnh diễn biến nhanh, phức tạp được chuyển bệnh viện tỉnh trong tình trạng sốc, ban xuất huyết rải rác toàn thân nhiều ở vùng cẳng chân, lưng và bụng, sốt cao, xuất huyết tiêu hóa, mạch nhanh, huyết áp tụt.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân rối loạn đông máu trầm trọng, có tình trạng nhiễm trùng nặng. Các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết đường vào tiêu hóa, theo dõi do liên cầu lợn.
Các bác sĩ đã tiến hành xử trí bằng nhiều biện pháp hồi sức tích cực như thở máy, bù dịch, điện giải, duy trì thuốc vận mạch, kháng sinh phối hợp, lọc máu liên tục, điều chỉnh rối loạn đông máu. Kết quả cấy máu sau 3 ngày điều trị cho thấy: Bệnh nhân dương tính với khuẩn liên cầu lợn. Hiện bệnh nhân đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tích cực, tiên lượng nặng.
BS Nguyễn Trung Cấp (trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, bệnh liên cầu lợn xuất hiện trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là do thói quen giết mổ, ăn tiết canh, các sản phẩm tái sống từ lợn hoặc ăn phải lợn bệnh chưa qua kiểm dịch.
Bệnh liên cầu lợn xuất hiện trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là do thói quen giết mổ, ăn tiết canh, các sản phẩm tái sống từ lợn hoặc ăn phải lợn bệnh chưa qua kiểm dịch.
Liên cầu lợn – Căn bệnh dễ gặp phải cuối năm do thói quen ăn tiết canh, ăn thịt lợn chưa chín kỹ từ nem tai, nem chạo…
PGS.TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) cho biết, bệnh liên cầu cầu lợn rải rác quanh năm nhưng tăng mạnh vào những tháng cuối năm và đầu năm Tết Nguyên đán do nhiều nơi mổ lợn ăn Tết và giữ tập tục ăn tiết canh cho may mắn. Kết quả điều tra dịch dễ cho thấy, 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh, số còn lại do ăn nem chạo sống, thịt lợn tái, do tiếp xúc, giết mổ lợn.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay, thậm chí có bệnh nhân bị nặng đều không qua khỏi. Hầu hết tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.
Liên cầu lợn – Bệnh dễ lây truyền do thói quen giết mổ lợn, ăn tiết canh dịp cuối năm - Ảnh 3.
Bệnh liên cầu cầu lợn rải rác quanh năm nhưng tăng mạnh vào những tháng cuối năm và đầu năm Tết Nguyên đán do nhiều nơi mổ lợn ăn Tết và giữ tập tục ăn tiết canh cho may mắn.
Liên cầu khuẩn lợn lây truyền trực tiếp sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo…). Ngoài ra, căn bệnh còn có thể lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc từ tổn thương trên da.
Trong thời điểm hiện tại, chỉ còn một tuần nữa là Tết Nguyên Đán 2020 chính thức sẽ đến. Tiệc tùng, đình đám, sự kiện cuối năm gấp rút liên miên, rồi thói quen ăn uống bừa phứa cuối năm, trong khi thịt lợn cũng như những món ăn từ lợn rất được người Việt Nam trọng dụng.
Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, chuyên gia cảnh báo tuyệt đối không ăn tiết canh và thịt gia súc chưa được nấu chín kỹ.
Giới chuyên gia khuyến cáo, để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, chuyên gia cảnh báo tuyệt đối không ăn tiết canh và thịt gia súc chưa được nấu chín kỹ. Dùng xà phòng sạch rửa sạch sẽ các đồ dùng chăm sóc, giết mổ hay dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng. Tốt nhất là chặn bỏ ngay từ đầu, nếu thấy lợn bệnh, lợn mắc dịch lở mồm long móng… tốt nhất không nên chế biến làm thực phẩm.
Người có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăm sóc, giết mổ lợn mắc bệnh, chết hoặc ăn sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được khám, điều trị và xử lý kịp thời. Hãy cùng chung tay bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân vì một cái Tết an yên trọn vẹn!