Big C được thành lập năm 1993 bởi công ty Central Group, với cửa hàng đầu tiên được mở tại ngã tư Wong Sawang, Bangkok (Thái Lan). Hai năm sau, năm 1995, cổ phiếu Big C lần đầu tiên được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Big C đã quyết định hình thành 1 liên minh với Tập đoàn Casino. Groupe Casino đã mua lại 530 triệu cổ phiếu của Big C trong đợt tăng vốn năm 1999 để trở thành cổ đông lớn nhất của công ty.

Sau giao dịch này, Casino đã bán toàn bộ hàng dệt may của Big C, để tập trung vào thương mại bán lẻ và tăng cường hiệu quả của nó.Thương hiệu "Big C" thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong định hướng kinh doanh và chiến lược để thành công của Groupe Casino.

Ông chủ  - CEO tập đoàn Central Group Tos Chirathivat.

Ông chủ  - CEO tập đoàn Central Group Tos Chirathivat.

Big C bắt đầu có mặt tại Việt Nam vào năm 1998 với danh nghĩa là chi nhánh của Tập đoàn Casino. Khi đó, Big C là kết quả hợp tác thành công giữa Tập đoàn Casino và một số công ty Việt Nam.

Tháng 4/2016, hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam được Tập đoàn Central Group (Thái Lan) tiếp quản thành công và hợp pháp theo một thỏa thuận chuyển nhượng quốc tế với Tập đoàn Casino.

Khởi đầu từ một cửa hàng bách hóa cạnh ngôi đền lớn của Hoàng gia Thái Lan, nay Central Group là tập đoàn gia đình nổi tiếng. Ở Việt Nam, Central Group hoạt động 5 mảng chính, gồm trung tâm thương mại, nhà hàng, thời trang, điện tử và thương mại điện tử. Trong đó, chuỗi siêu thị Big C là một mảng nổi bật của tập đoàn này tại Việt Nam. Hiện tập đoàn này đã có mặt tại 9 quốc gia, gồm Italy, Đức, Đan Mạch, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Maldives và Sri Lanka.

Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại, Trung tâm mua sắm, Đại siêu thị, Siêu thị tiện ích và cửa hàng là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 307.000 nhân viên làm việc tại hơn 12.000 chi nhánh, tại Pháp, Thái Lan, Việt Nam, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Madagascar và Mauritius.

Cam kết

Cam kết "giá rẻ mỗi ngày" là một trong những lý do giúp Big C Việt Nam từng thu hút người tiêu dùng.

Xét riêng giai đoạn 2013-2017, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam tăng trưởng trung bình 340%, đem về 13% doanh thu cho tập đoàn. Trong khi đó, doanh thu từ thị trường Thái Lan chiếm 72%, châu Âu chiếm 15%. Ông Tos Chirathivat - Chủ tịch tập đoàn, đánh giá Việt Nam là thị trường chủ lực của Central Group.

Tos Chirathivat là nhân vật quan trọng đứng sau việc xây dựng Big C Bangkok năm 1994, mở đường cho mô hình đại siêu thị ở Thái Lan. Tuy nhiên, đến năm 1997, sau khủng hoảng tài chính, tập đoàn Casino (Pháp) đã mua lại một lượng lớn cổ phần của Big C Bangkok, đồng thời dần tiếp quản nhiều chuỗi siêu thị Big C ở các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Tháng 4/2016, Central Group thoái toàn bộ cổ phần tại Big C Thái Lan để mua lại Big C Việt Nam từ tay Casino. Tổng giá trị giao dịch lên đến 920 triệu euro (tương đương 1,05 tỷ USD). Tuy nhiên, sau khi về tay người Thái, kinh doanh của Big C cũng chưa mấy khởi sắc. Cách đây 6 năm, thương hiệu này từ nằm trong top 3 của thị trường với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng một năm, thì hai năm trở lại đây, khi Big C đổi chủ, doanh thu của các siêu thị đồng loạt đi xuống.

Big C vốn là một trong những mô hình chuỗi đại siêu thị đầu tiên và lớn nhất Việt Nam với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng đều đặn qua các năm. Cam kết “giá rẻ mỗi ngày” giúp Big C dễ dàng có được cảm tình từ người tiêu dùng, không khó bắt gặp hình ảnh hàng dài người xếp hàng đợi thanh toán tại các siêu thị thuộc chuỗi này.

Hiện tại, các doanh nghiệp chủ chốt của hệ thống Big C Việt Nam như Big C Thăng Long (gồm các siêu thị ở Hà Nội), Big C An Lạc (gồm một số siêu thị ở TP.HCM), Big C Hải Phòng (gồm Big C Bắc Giang, Đà Nẵng, Ninh Bình, Phú Thọ, Hạ Long), Big C Bình Dương và Big C Đồng Nai đều ghi nhận mức doanh thu tụt giảm hoặc đi ngang.

Big C Thăng Long - chuỗi siêu thị lớn nhất của hệ thống Big C - đạt mức đỉnh doanh thu 3.500 tỷ đồng vào năm 2012, nhưng sau đó nhanh chóng tụt giảm còn khoảng 2.700 tỷ đồng trong các năm 2016, 2017.

Các doanh nghiệp thuộc hệ thống Big C Việt Nam các năm qua liên tục sụt giảm doanh thu và lợi nhuận

Tương tự, doanh thu của Big C An Lạc cũng rơi từ mức 2.600 tỉ năm 2012 xuống còn 1.300 tỉ trong năm 2017, tức giảm tới 50%. Do đó, lợi nhuận của Big C Thăng Long giảm từ 211 tỉ đồng năm 2015 xuống còn 131 tỉ đồng năm 2016.

Còn Big C An Lạc, lợi nhuận trước thuế 2015 đạt 184 tỉ đồng nhưng đến 2017 còn 92 tỉ. Ba chuỗi Big C Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai cũng không còn tăng trưởng nổi bật.

Khi Big C tụt dốc, nhiều chuỗi siêu thị khác như Co.op Mart, Aeon Mall, Lotte Mart vẫn không ngừng tăng trưởng, cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường bán lẻ.

Chia sẻ với báo giới hồi đầu năm 2018, ông Tos Chirathivat cho biết sẽ đầu tư tổng cộng 200 tỷ baht (tương đương 152.000 tỷ đồng) trong 5 năm từ 2018-2022 trên toàn cầu, đặc biệt là thị trường Việt Nam, với kỳ vọng nâng tổng doanh thu lên gấp đôi, đạt 800 tỷ baht (tương đương 608.000 tỷ đồng), trong đó Việt Nam đem về 20% tổng doanh thu này.

 Điểm trưng bầy giới thiệu mỹ phẩm nhập khẩu từ Thái Lan tại Big C Thăng Long

Big C rõ ràng đứng trước tình thế nếu không thay đổi phương thức đã định hình từ lâu thì sẽ dẫn đến tình thế khó duy trì sự tồn tại. Và theo một số chuyên gia, đó cũng là một trong những nguyên nhân mà Big C tái cấu trúc ngành may mặc và dẫn đến chuyện đột ngột tạm dừng nhập hàng may mặc từ các nhà phân phối Việt Nam. Điều này khiến dư luận không khỏi phẫn nộ, lên tiếng đòi tẩy chay chuỗi siêu thị này.

Trả lời về điều này, đại diện Central Group Việt Nam cho biết việc tái cấu trúc chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng hàng hóa buôn bán tại Big C. Thay vì chỉ tập trung vào phân khúc giá rẻ như thời gian qua, Big C sẽ làm việc lại với các đơn vị sản xuất để cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.

Trong khi đó, Nielsen nhận định, dư địa của thị trường còn nhiều. Việt Nam vẫn là thị trường nổi bật, phần lớn là bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, kênh bán lẻ hiện đại với 24% thị phần đang có tốc độ tăng trưởng 11,8%; còn bán lẻ truyền thống chiếm 76% nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ 1%. Đến 2022, thị phần kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng lên 44%. Do đó, cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ vẫn còn nhiều.

Theo Nguyễn Mây(tổng hợp)/Đô Thị Mới