1. Lập tài khoản tiết kiệm cho em bé

Ngay từ lúc bắt đầu có ý định mang thai, bạn cần sớm cần lên kế hoạch về vấn đề tài chính để dành cho em bé. Bắt đầu từ các khoản chi cần thiết như chăm sóc sức khỏe thai nhi, nằm viện trong quá trình sinh nở, mua đồ dùng cho bé…

Việc này giúp các ông bố, bà mẹ kiểm soát khả năng tài chính của bản thân để có những lựa chọn phù hợp khi tiêu dùng. Bên cạnh đó, đừng quên việc xem xét nhờ cậy bạn bè và những người thân trong gia đình để hạn chế các khoản chi không cần thiết, ví dụ như xin quần áo, nôi cũi và một số đồ dùng khác dành cho em bé cũng là một cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả. 

2. Kiểm tra sức khỏe toàn diện

Bạn cần kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi có kế hoạch mang bầu một vài tháng.

Bạn cần kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi có kế hoạch mang bầu một vài tháng.

Một vài tháng trước khi thụ thai, chị em nên đi khám sức khỏe toàn diện. Nếu điều kiện cho phép, một năm nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần. Tuy nhiên, với phụ nữ chuẩn bị mang thai việc khám sức khỏe có những lợi ích nhất định như:

* Bạn có thể biết về các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai. Điều này nên thực hiện trước 3 tháng khi có bầu.
* Kê đơn thuốc về việc bổ sung các vitamin cần thiết cho bà bầu.
* Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật bất thường, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
* Kiểm soát các loại thuốc bạn đang sử dụng, thậm chí chống chỉ định với  phụ nữ đang muốn thụ thai.
* Chỉ được sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về dùng.

3. Bổ sung axit folic mỗi ngày

Ttốt nhất trước khi thụ thai từ 1-3 tháng bạn nên bổ sung axit folic hàng ngày. Điều này rất có ích cho cả mẹ và em bé và để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh sau này.

Liều lượng sử dụng phù hợp là 400 microgram axit folic mỗi ngày. Hàm lượng này cũng có trong hầu hết các viên vitamin tổng hợp dành cho người muốn có con và bà bầu.

Axit folic là một nhóm vitamin B, nó có trong nhiều loại thực phẩm, như rau lá xanh đậm, cam, chanh và các loại đậu. Hàng ngày chị em nên thay đổi thực đơn các món ăn và có thể lựa chọn nhóm các thực phẩm này. Tuy nhiên, việc uống thuốc bổ sung vẫn đảm bảo được hàm lượng axit folic cần cung cấp cho cơ thể một cách tốt hơn.

Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh có thể xảy ra trước khi bạn mang thai.

4. Khám nha khoa

Hãy khám nha khoa để tránh các vấn đề về răng miệng khi mang thai.

Hãy khám nha khoa để tránh các vấn đề về răng miệng khi mang thai.

Khi mang thai, thai phụ thường có nguy cơ gặp các bệnh về nướu răng, nha chu nhiều hơn bình thương. Nó cũng là nguyên nhân đe dọa cho mẹ bầu sẽ chuyển dạ sớm.

Bác sĩ nha khoa có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Bạn nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bản thân nếu bạn đang chuẩn bị có con. Điều này có tác dụng tích cực cho thai nhi sau này cũng như sức khỏe của chính mẹ bầu.

Hãy dành thời gian để khám răng định kỳ. Luôn đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.

5. Điều chỉnh cân nặng phù hợp

Nếu bạn quá gầy và không đủ cân thì có thể gặp khó khăn trong quá trình thụ thai. Còn nếu quá béo và thừa cân thì sẽ là nguy cơ đe dọa các vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường và huyết áp cao.

Hãy dành thời gian để tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để có một cân nặng phù hợp nếu bạn cố gắng để thụ thai.

6. Chế độ ăn lành mạnh

Hãy có một chế độ ăn uống lành mạnh cho cả hai vợ chồng nếu bạn dự định có em bé.

Hãy có một chế độ ăn uống lành mạnh cho cả hai vợ chồng nếu bạn dự định có em bé.

Thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung cũng như khả năng thụ thai ở phụ nữ nói riêng. Nếu vợ chồng bạn đã lên kế hoạch sinh em bé trong thời gian gần thì cả hai cần xem lại chế độ ăn hàng ngày của mình đã hợp lý chưa?

Bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm có nhiều protein, sắt, canxi và acid folic. Nên ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi, các loại hạt, rau lá xanh, ngũ cốc và đừng quên các sản phẩm từ sữa ít  béo.

Chị em phụ nữ cũng hạn chế thói quen ăn vặt, các đồ ăn nghèo dinh dưỡng nhưng giàu calo, chứa nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, bánh nướng, soda.

7. Hạn chế sử dụng caffeine

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang chuẩn bị mang thai và thai phụ không nên sử dụng quá 200 mg caffeine/ ngày.

Nếu dùng đồ uống có caffeine cũng không nên uống cà phê đặc, trà đặc. Nên thay thế bằng nước hoa quả, nước trà loãng.

8. Bỏ thuốc lá

Nếu bạn đang hút thuốc lá thì bây giờ là thời điểm để bạn bỏ thuốc. Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Đặc biệt việc hút hút thuốc trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân, thậm chí sẩy thai.

Thai nhi sẽ có nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) rất cao. Hãy động viên và yêu cầu chồng bạn cũng nên bỏ thuốc lá ngay từ sớm. Việc hít phải khói thuốc khiến bạn trở thành người hút thuốc lá thụ động và nguy hiểm không kém khi trực tiếp hút thuốc.

Hãy loại bỏ hoàn toàn cafe, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích ra khỏi thực đơn nếu bạn dự định mang thai.

Hãy loại bỏ hoàn toàn cafe, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích ra khỏi thực đơn nếu bạn dự định mang thai.

9. Tránh rượu bia

Từ bỏ rượu bia và các loại đồ uống có cồn là việc làm cần thiết trước khi bạn có ý định mang thai. Trong một số trường hợp, rượu có thể khiến quá trình thụ thai trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, khi thai phụ uống rượu có thể làm thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc có vấn đề trong việc tư duy và nhận thức sau này.

Một số chị em đã vô tình uống rượu vì không biết mình đã có bầu. Tuy nhiên việc hạn chế và tránh hoàn toàn bia rượu trong một thời gian sẽ giúp bạn có một thai kỳ an toàn.

10. Tìm hiểu về chế độ, trợ cấp thai sản

Bạn nên để ý và kiểm tra các chế độ phúc lợi và quyền lợi trợ cấp thai sản tại nơi làm việc của mình. Ngoài các chính sách bảo hiểm dành cho thai phụ theo quy định của Nhà nước, một số doanh nghiệp cũng có các quỹ phúc lợi riêng.

Theo dõi sổ bảo hiểm hoặc chế độ nghỉ phép (nếu có) để sắp xếp phù hợp và để dành cho thời gian sinh nở, chăm con nhỏ.

 

Trang Bùi (tổng hợp)/ Theo Ngay Nay Online