Giáo sư Ronald Levy - cha đẻ của vaccine chống ung thư.

Giáo sư Ronald Levy - cha đẻ của vaccine chống ung thư.

Mới đây, các nhà khoa học ở Đại học Stanford Mỹ đã nghiên cứu, sản xuất thành công “vaccine ung thư”, khiến nhân loại đứng trước tương lai tươi sáng triệt để chiến thắng căn bệnh nan y này.

Các nhà nghiên cứu đã giành được thành quả tuyệt vời gây bất ngờ khi thử nghiệm đối với chuột: sau khi tiêm vaccine, các tế bào ung thư trong cơ thể nó hoàn toàn biến mất, không những thế loại vaccine này còn có tác dụng đối với nhiều loại ung thư khác nhau. Các tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí “Science Translational Medicine”.

Theo tạp chí này thì nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ronald Levy của Học viện Y khoa, Đại học Stanford đã nghiên cứu chế tạo ra loại vaccine này trên cơ sở kết hợp 2 dung dịch kích thích miễn dịch.

Khi thí nghiệm, các nhân viên nghiên cứu đã cấy 2 khối u limpo ung thư vào 2 vị trí trên cơ thể chuột, sau đó họ tiêm một lượng nhỏ vaccine vào 1 trong 2 khối u kích thích tế bào trong khối u. Kết quả cho thấy, sau khi được tiêm vaccine, không những khối u được tiêm vào bị tiêu diệt mà khối u kia cũng biến mất.

Thông tin về loại vaccine này trên báo Anh.

Thông tin về loại vaccine này trên báo Anh.

Trong hạng mục nghiên cứu này, trong số 90 con chuột được dùng thí nghiệm, có 87 con tế nào ung thư hoàn toàn biến mất, tỷ lệ thành công đạt 97%, chỉ có 3 con tế bào ung thư tái phát, nhưng khi tiêm lần thứ 2 thì các khối ung thư đều biến mất.

Loại vaccine kháng ung thư kiểu mới này có hiệu quả đối với nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả loại ung thư tự nhiên phát sinh. Các nhân viên nghiên cứu đã giành được kết quả giống nhau khi thử nghiệm đối với các loại ung thư vú, đại tràng và ung thư da.

Ngoài ra, họ còn phát hiện loại vaccine này còn có thể phòng ngừa tái phát ung thư, kéo dài được tuổi thọ của chuột. Khác với các phương pháp trị liệu nung thư khác, loại vaccine này đã tránh phương thức tìm đặc trưng miễn dịch của từng loại ung thư để tiến hành phong tỏa, cũng không cần phải kích hoạt toàn bộ hệ thống miễn dịch hoặc xử lý riêng tế bào miễn dịch của từng bệnh nhân.

Tiêm vaccine vào một khối u hay vào chỗ khác trong cơ thể thì các protein tương đồng với loại của khối u ác tính cũng đều bị tiêu diệt. Điều này có nghĩa là, các tế bào ung thư dù khuếch tán, di căn đến bộ phận nào trong cơ thể cũng đều bị tiêu diệt chỉ bằng một loại vaccine.

Thử nghiệm vaccine đối với chuột tỷ lệ thành công tới 97%.

Thử nghiệm vaccine đối với chuột tỷ lệ thành công tới 97%.

Các nhân viên nghiên cứu cho biết, chỉ cần một lượng rất nhỏ vaccine sẽ gây được hiệu quả rất nhanh, đặc biệt không dễ gây ra các tác dụng phụ như phương pháp hóa trị hay xạ trị, thời gian trị liệu rất ngắn, giá lại khá rẻ.

Trong hai loại thuốc tạo nên loại vaccine này. Một đã được phép sử dụng cho con người, loại kia đang được thử nghiệm lâm sàng cho một loại bệnh khác không liên quan đến phương pháp trị liệu này.

Hiện nay, việc nghiên cứu loại vaccine chống ung thư mới này đã bước sang giai đoạn thử nghiệm trên cơ thể người. Nếu thành công, sẽ là đột phá trọng đại trong lịch sử đấu tranh với căn bệnh ung thư của nhân loại.

Theo ngaynay.vn