Bí đao, mướp đắng, khoai lang, bí đỏ, thịt lợn, quả dâu… được sử dụng nhiều để giải nhiệt mùa nắng nóng. Người xưa ngoài ăn còn rất chú trọng kiêng kị giữa các loại thực phẩm, nghĩa là khi ăn thứ này thì không nên ăn thứ kia và ngược lại. Sau đây là vài kiêng kị điển hình trong vô số những kinh nghiệm của tiền nhân:
Không nên ăn khoai lang cùng các thức ăn có vị chua. Ảnh minh họa.
- Không nên ăn khoai lang cùng các thức ăn có vị chua.
- Bí đao không ăn chung cùng các loại cá.
- Mướp đắng không nên ăn cùng với cá sa-đin và dễ gây bệnh mày đay.
Mướp đắng không nên ăn cùng với cá sa-đin và dễ gây bệnh mày đay. Ảnh minh họa.
- Thịt lợn không nên ăn cùng kiều mạch vì dễ gây rụng tóc, cũng không nên ăn cùng thịt chim bồ câu và cá diếc vì dễ gây đầy bụng.
- Không nên ăn cà cùng ba ba, chuối và cá quả. Cũng không nên ăn cùng rong biển vì sẽ làm mất hết chất i-ôt có trong rong biển.
- Không dùng bí đỏ cùng thịt dê, thịt cừu vì dễ gây cước khí.
- Tụy lợn không ăn cùng hạt dẻ vì dễ gây táo bón.
- Ruột già lợn không nên ăn cùng khoai môn (dễ gây tiêu chảy) và thịt thỏ (dễ gây đầy bụng, đau bụng, chậm tiêu).
- Không ăn tiết lợn cùng với rau chân vịt và các loại hoa quả có độ chua cao vì có thể gây sỏi tiết niệu.
- Hạt sen không ăn cùng cua, thịt rùa vì dễ bị ngộ độc.
Hạt sen không ăn cùng cua, thịt rùa vì dễ bị ngộ độc. Ảnh minh họa.
- Quả dâu không nên ăn cùng với bánh bao, bánh hấp, trứng vịt. Cũng không nên ăn cùng rau hẹ vì có thể gây tiêu chảy.
- Mộc nhĩ đen không nên ăn cùng trứng vịt và đồ biển.
- Mộc nhĩ trắng không nên ăn cùng đồ biển.
- Quả trám không nên ăn cùng với cua và dễ gây viêm dạ dày. Quả trám không được ăn cùng hành, hẹ vì dễ gây tiêu chảy.
- Không nên ăn nhiều nho cùng với đồ biển, cá và nhân sâm.
- Thịt bồ câu không nên ăn cùng gan lợn, thịt lợn vì dễ gây đầy chướng. Cũng không nên ăn cùng cá diếc, tôm và có thể bị mày đay.
- Cá diếc không ăn cùng gan lợn, rau cải và củ mài.
- Cá chạch không nên ăn cùng thịt chó.
- Cua không nên ăn cùng rau kinh giới và quả hồng.
- Ốc biêu không nên ăn cùng bí đao, mướp, mộc nhĩ, đường và thịt tắc kè.
- Thịt chim sẻ không nên ăn cùng gan lợn và đồ biển.
- Thịt bò không nên ăn cùng hạt dẻ, hạt kê, mật ong và cá.
- Thịt chim cút không nên ăn cùng thịt lợn vì có thể làm xạm da mặt.
- Thịt vịt không nên ăn cùng ba ba, hồ đào, mộc nhĩ và kiều mạch.
- Thịt chó kị hạnh nhân, đậu xanh, cá chép và lươn trạch. Sau khi ăn thịt chó không nên uống trà đặc.
- Thịt thỏ không nên ăn cùng thịt vịt vì dễ gây tiêu chảy. Thịt thỏ còn kị cải trắng và kiều mạch.
- Không ăn ớt cùng gan dê, đu đủ và củ cải.
Những thứ phải kiêng khác
Ngoài ra những món ăn của các mùa khác cũng cần chú ý:
- Cải xoong không nên nấu hoặc ăn cùng cá diếc.
- Mật lợn không dùng cùng quả hồng vì có thể bị sỏi thận.
- Không ăn bong bóng lợn cùng quả thông 5 lá và sẽ dẫn đến tỳ hư, hoạt tinh.
- Thịt dê không nên ăn cùng kiều mạch và đậu đỏ.
- Không ăn bồ dục dê cùng đậu đỏ và thịt gà rừng.
- Quả lựu không được ăn cùng đồ biển.
- Hạch đào không nên ăn cùng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
- Đại táo không nên ăn cùng cá trắm đen, lươn, trạch, cá nheo, đồ biển và hành tây, hành ta.
- Sơn tra không nên ăn cùng hành và tỏi.
- Chân gấu không được ăn cùng cá nheo, cá trắm đen.
- Thịt hươu không nên ăn cùng thịt vịt, cá, tôm.
- Nấm đầu khỉ không được ăn cùng thịt chim bồ câu, thịt mèo.
Nấm đầu khỉ không được ăn cùng thịt chim bồ câu, thịt mèo. Ảnh minh họa.
- Tổ yến không nên ăn cùng thịt chó và thịt dê.
- Không ăn tôm cùng thịt dê.
- Thịt ba ba và rùa không nên ăn cùng thịt mèo, thịt thỏ, thịt vịt, trứng vịt và rau sam.
- Lươn không nên ăn cùng thịt chó. Đặc biệt lươn xanh không được ăn cùng rau kinh giới.
- Cá chép không ăn cùng thịt chó.
- Ốc sên không nên ăn cùng cua vì dễ gây mày đay.
Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, nhiều vấn đề kiêng kị nêu trên đã được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, cũng vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được chứng minh. Người xưa có câu : “Tri kỳ nhiên, bất tri kỳ sở hữu nhiên” (biết là thế nhưng không biết vì sao như thế). Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải bằng khoa học kỹ thuật hiện đại để “Tri kỳ sở hữu nhiên”.
Phối hợp các loại thức phẩm trong ẩm thực rất quan trọng để giúp đồ ăn thức uống có thể phát huy tối đa hiệu quả bổ dưỡng cho cơ thể, làm giảm thiểu các tác dụng không mong muốn và phòng chống tích cực các tật bệnh “theo miệng mà vào” (bệnh tòng khẩu nhập).
Ths. BS Hoàng Khánh Toàn