Khi nào trẻ cần hạ sốt?

Đối với trẻ sơ sinh, do cơ chế điều hòa thân nhiệt của não bộ chưa hoàn thiện nên nhiệt độ cơ thể bé thấp hơn so với người lớn. Thân nhiệt bình thường của trẻ dao động trong khoảng 36 ± 0,6 độ C.

Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương – Giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM, cho biết cơ thể trẻ bị sốt khi cha mẹ dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ ở vùng hậu môn là 38 độ C, vùng nách là 37 độ C.

Để kiểm tra chính xác trẻ sơ sinh có bị sốt hay không, cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế, không nên dùng tay vì hoàn toàn không chính xác.

Hiện nay, nhiều gia đình thường sử dụng nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế cầm tay và nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh.

Trong đó, nhiệt kế điện tử được sử dụng phổ biến nhất vì mức độ chính xác và an toàn. Cha mẹ có thể sử dụng loại nhiệt kế này để đo nhiệt độ vùng trán, tai hoặc nách của trẻ.

ha-sot

Khi trẻ bị sốt cao bố mẹ cần biết cách hạ sốt cho trẻ (Ảnh minh họa)

Nguyên tắc dùng thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt nhưng thông thường nhất là loại chứa acetaminophen (efferalgan, paracetamol, panadol…). Việc sử dụng thuốc hạ sốt chỉ nên áp dụng khi trẻ sốt cao trên 39 độ và cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hay Dược sĩ tư vấn thuốc.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi thì tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trước khi dùng thuốc các mẹ phải đo nhiệt độ cho trẻ.

Khi sử dụng thuốc phải tính liều sử dụng theo cân nặng của trẻ. Ví dụ: em bé nặng 10kg mỗi lần dùng liều 100mg – 150mg

Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc có cùng hoạt chất vào một lúc vì có thể gây ngộ độc, quá liều gây ra những biến chứng hết sức nghiêm trọng cho trẻ, thậm chí có thể gây tử vong như: uống viên nén tiffy, decolgen, pamin, sirô tiffy, viên đặt hậu môn, viên sủi, thuốc bột…

Thuốc gói, thuốc viên có nhiều hàm lượng khác nhau nên phải lưu ý khi dùng.

Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 đến 6 giờ, trong 1 ngày không dùng thuốc hạ sốt quá 6 lần.

Nên dùng các biện pháp hạ sốt khác song song với việc dùng thuốc: lau mát chỗ da mỏng bằng nước ấm ở nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo, không đặt nằm ở nơi quá nóng, ăn nhẹ dễ tiêu, uống nước như nước chanh, nước cam, orezol… (nếu sốt cao kéo dài sẽ mất nước gây co giật), không xoa bằng nước đá, dầu gió.

Cần theo dõi khi trẻ dùng thuốc tân dược có thể bị mẫn cảm với thuốc hay một trong những thành phần của thuốc (vì vậy, phải xem kỹ thành phần tá dược của thuốc). Thận trọng với bệnh nhân suy gan, suy thận.

Trường hợp trẻ sốt quá cao trên 39 độ, kèm theo những hiện tượng như cứng cổ, phồng thóp, co giật cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.

Theo Giadinhvietnam.com