Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Quý I năm 2023, Công ty cổ phần chứng khoán Agribank nhận định bức tranh kinh tế Quý đầu năm cho thấy nhiều khó khăn khi GDP tăng trưởng thấp trong giai đoạn 2011 - 2023 chỉ cao hơn giai đoạn dịch Covid-19. Các động lực tăng trưởng kinh tế như công nghiệp chế biến chế tạo, xuất khẩu, đầu tư đều sụt giảm; số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường và tạm ngưng kinh doanh tăng mạnh. Ngoài ra do Việt Nam có độ mở lớn nên các thách thức từ vĩ mô quốc tế sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới.

Tuy nhiên kinh tế có một số điểm sáng như lạm phát tỷ giá duy trì ổn định, mặt bằng lãi suất giảm bước đầu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Bán lẻ tiêu dùng tuy hồi phục chậm nhưng vẫn đóng góp vào đà tăng trong đó du lịch phục hồi tích cực. Cùng với đó là nhiều chính sách vĩ mô kỳ vọng hỗ trợ nền kinh tế tạo dư địa tăng trưởng trong 2 quý cuối năm.

Áp lực lạm phát đang giảm dần khi sức cầu đang suy yếu và mục tiêu kiểm soát dưới 4,5% khả năng cao sẽ hoàn thành. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến yếu tố giá cả các hàng hóa cơ bản (điện, y tế) dự báo tăng sẽ tác động đến lạm phát. Ngoài ra trong trường hợp các dự án đầu tư công không đạt hiệu quả như kỳ vọng cũng có thể tạo áp lực lên lạm phát.

Với GDP Quý I tăng trưởng thấp triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ kém khả quan trong Quý I cũng như nửa đầu năm 2023. Thực tế có khoảng 40 doanh nghiệp niêm yết (Phi tài chính) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm hoặc lỗ năm 2023 theo thống kê của FiinTrade với các DN đã công bố kế hoạch. Giai đoạn này các doanh nghiệp sẽ lần lượt công bố thông tin KQKD Quý I/ 2023 nhiều thông tin kém tích cực sẽ phản ánh vào giá cổ phiếu.

Trong bối cảnh tình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp Việt Nam nhiều khả năng vẫn duy trì xuất siêu chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu yếu tuy nhiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ giảm sút. Số liệu xuất khẩu giảm hơn 12 trong Quý I/ 2023 sẽ ảnh hưởng đến KQKD các DN nhóm xuất khẩu đặc biệt trong nền tăng trưởng đầu kỳ cao của năm 2022

Sự giảm tốc của dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nhóm khu công nghiệp. Theo báo cáo PCI 2022 của VCCI, chỉ có 33 doanh nghiệp FDI có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất trong năm tới thấp nhất trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên một số tỉnh thành vẫn đang duy trì FDI tốt như Bắc Giang, Bắc Ninh Quảng Ninh Hải Phòng Do đó triển vọng kinh doanh của nhóm này sẽ có sự phân hóa cơ hội cho nhóm DN có quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn và ký được hợp đồng ghi nhớ cho thuê đất từ các năm trước.

Tăng trưởng số liệu về hàng không du lịch cũng như lưu trú ăn uống tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ điều cũng sẽ giúp cho kết quả kinh doanh các doanh nghiệp hàng không dịch vụ du lịch lưu trú khởi sắc hơn.

Các chính sách hỗ trợ mới được ban hành kỳ vọng hỗ trợ thị trường và các doanh nghiệp trong nền kinh tế: NHNN thực hiện giảm 2 đợt lãi suất điều hành kỳ vọng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí lãi vay và tiếp cận vốn vay thấp giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các nút thắt từ dòng tiền nhóm bất động sản kỳ vọng dần được tháo gỡ nhờ gói hỗ trợ tín dụng 120.000 tỷ đồng. Nghị định 08/2023 sửa đổi Nghị định 65/2022 về phát hành TPDN riêng lẻ; Nghị định số 10/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai các Nghị định về đầu tư công xây dựng nhà ở xã hội Kỳ vọng các chính sách hỗ trợ sẽ dần giúp kết quả kinh doanh nửa cuối năm của các doanh nghiệp khả quan hơn tạo hiệu ứng tâm lý tích cực đến thị trường chung.

Một số nhóm hàng riêng lẻ có tình hình kinh doanh Quý I tốt như xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản như gạo, cá tra sản xuất và phân phối dầu nhóm xây dựng. Agriseco kỳ vọng các nhóm này sẽ có kết quả kinh doanh khả quan trong các quý tới. Đây có thể là các cơ hội tiềm năng để nhà đầu tư theo dõi.

Theo thuongtruong.com.vn

Nguồn: https://thuongtruong.com.vn/news/nha-dau-tu-nen-quan-tam-den-co-phieu-cua-nhom-hang-rieng-le-nao-100544.html