Các nhà mạng như Viettel, VinaPhone hay MobiFone sẽ có rất nhiều việc phải làm trước khi mobile money được triển khai tại Việt Nam do mobile money sẽ cho phép người dân chuyển tiền và thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ qua tài khoản di động.
Theo thống kê của Trend Micro, trong Quý 1/2019, Việt Nam là một trong số những quốc gia bị tấn công nhiều nhất khu vực Đông Nam Á bởi giới tội phạm mạng. Những cuộc tấn công này được thực hiện thông qua các loại mã độc tống tiền (ransomeware), mã độc ngân hàng (banking malware), mã độc macro (macro malware) và cả những vụ lừa đảo cài cắm mã độc qua email.
Nhà mạng tại Việt Nam cần làm gì khi triển khai dịch vụ mobile money?. Ảnh minh họa |
Đối với mã độc tống tiền, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về tỷ lệ lây nhiễm. Tỷ lệ này chiếm khoảng 18,9% lượng máy tính ở Việt Nam. Indonesi và Thái Lan là 2 nước xếp ngay sau với tỷ lệ lây nhiễm mã độc tống tiền lần lượt là 6,49% và 2,97%.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam hiện xếp thứ 3 khu vực về sự đa dạng của các loại mã độc ngân hàng, xếp sau Thái Lan và Malaysia. Trend Micro đã tìm ra 4.272 loại mã độc ngân hàng được cài cắm tại Thái Lan, 2.073 loại mã độc tại Malaysia và 1.989 loại mã độc tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, các loại mã độc và những phần mềm độc hại của giới tội phạm mạng là nguy cơ nhãn tiền đối với sự an toàn của các tổ chức, cá nhân. Mối nguy hại này càng trở nên cấp thiết hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong hệ thống tài chính, đó là các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán và tới đây là cả các nhà mạng.
Trong thời gian tới, khi dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản di động (mobile money) được triển khai tại Việt Nam, không chỉ khối ngân hàng mà các nhà mạng cũng có thể là cái đích nhắm tới của tội phạm mạng.
Người dùng cũng cần phải tỉnh táo và cảnh giác, trước hết là tránh tải về các ứng không rõ nguồn gốc hoặc ở những nguồn không an toàn. Khi download ứng dụng, người dùng cũng cần chú ý đến phần tên nhà phát triển để không bị đánh lừa bởi các ứng dụng nhái.
Tuy nhiên, điều này sẽ không có giá trị gì nếu như chính trang chủ của nhà cung cấp dịch vụ, ở đây là các nhà mạng lại chứa đường link download của ứng dụng chứa mã độc. Lúc này, bản thân các nhà mạng phải ý thức được việc bảo mật đối với từng thành phần trong hệ thống của họ cũng quan trọng như các hệ thống ngân hàng. Do đó website và ứng dụng cũng không phải là ngoại lệ và cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Các nhà mạng cũng nên đặt mối quan hệ hợp tác với những nhà cung cấp dịch vụ bảo mật đủ khả năng để giúp họ giải quyết được những vấn đề này.
Nguồn: https://tbck.vn/nha-mang-tai-viet-nam-can-lam-gi-khi-trien-khai-dich-vu-mobile-money-38523.html