Theo thông tin từ Bộ Y tế, Thế giới hiện đã ghi nhận 96.080.360 ca và 2.051.488 trường hợp tử vong do COVID-19 tại 220 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tổng số bệnh nhân COVID-19 hồi phục là 68.749.729 người và còn có tới 25.328.747 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 111.847 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch.

Mỹ là quốc gia có số mắc cao nhất thế giới với 24.626.376 trường hợp mắc và 408.620 trường hợp tử vong. Ấn Độ là quốc gia đứng thứ hai thế giới về số trường hợp mắc với 10.582.647 ca nhiễm (152.593 trường hợp tử vong).

Tiếp theo là Brazil với 210.328 trường hợp tử vong trong số 8.512.238 ca nhiễm, hiện đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ 2 sau khi số ca mắc mới tăng mạnh kể từ tháng 12.

Riêng 2 tuần đầu của tháng 1/2021, thế giới ghi nhận 12.3 triệu ca nhiễm mới (chiếm 13% tổng số mắc từ đầu vụ dịch) và 227 nghìn ca tử vong (chiếm 11.1%).

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh hồi giữa tháng 12/2020, đến nay đã lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ. Biến thể được phát hiện tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 23 nước và vùng lãnh thổ. 

Tại châu Âu, các nước đang duy trì các biện pháp quyết liệt nhằm chặn đà lây lan của biến thể vi rút SARS-CoV-2.

Ngày 17/1, Áo sẽ gia hạn lệnh phong tỏa do COVID-19 tới ngày 8/2 với hy vọng giảm tỷ lệ lây nhiễm.

Slovakia đã thắt chặt lệnh phong tỏa và gia hạn lệnh này đến ngày 7/2 tới, trong bối cảnh nước này tiến hành chiến dịch xét nghiệm quy mô lớn kéo dài một tuần nhằm ngăn chặn lây lan dịch.

Chính phủ Anh tối 15/1 đã quyết định siết chặt các biện pháp quản lý biên giới khi yêu cầu mọi hành khách nhập cảnh phải có chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2, du khách cũng được yêu cầu tự cách ly ở khách sạn và chịu mọi chi phí, đồng thời xem xét sử dụng công nghệ định vị (GPS) và nhận dạng khuôn mặt để giám sát việc thực hiện cách ly trong vòng 10 ngày.

Ngày 14/1, Pháp đã ra lệnh mở rộng thời gian giới nghiêm toàn quốc đồng thời thắt chặt biên giới, từ ngày 18/1 tất cả những hành khách đi du lịch đến Pháp từ bên ngoài Liên minh Châu Âu sẽ phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính và tự cách ly trong một tuần khi đến nơi. 

Khu vực Châu Á, đứng sau Ấn Độ về số trường hợp mắc là Thổ Nhĩ Kỳ với 2.392.963 trường hợp mắc (24.161 trường hợp tử vong).

Đứng thứ ba khu vực là Iran với 56.886 ca tử vong trong số 1.336.217 trường hợp mắc.

Trung Quốc đã áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đối với thêm gần 3 triệu dân ở tỉnh Cát Lâm sau khi ghi nhận ổ dịch mới siêu lây nhiễm khi một nhân viên tiếp thị nhiễm virus SARS-CoV-2 đã gây lây nhiễm sang cho 102 người khác, trong đó đa phần là những người trung niên và cao tuổi.

Tại Đông Nam Á, diễn biến dịch bệnh phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước. Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 917.015 trường hợp mắc (26.282 trường hợp tử vong), hiện dịch COVID-19 đã lây lan ra toàn bộ các tỉnh, thành phố của Indonesia. Tiếp theo là Philippines với tổng số 502.736 ca nhiễm (9.909 trường hợp tử vong);

đã ra thông báo cấm nhập cảnh lên tới 33 quốc gia. Malaysia là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 605 ca tử vong và 161.740 ca mắc;

Tại Singapore, nước này phát hiện 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng ngày 17/1, hình thành chùm ca bệnh mới liên quan tới một nhân viên phụ tá trong lực lượng cảnh sát Singapore.

Theo Công luận

Nguồn: https://congluan.vn/nhieu-quoc-gia-thuc-hien-phong-toa-de-ngan-chan-bien-the-sars--cov-2-post114719.html