Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng nguyên) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày xưa, Tết nguyên tiêu là dịp mà nhà vua thiết đãi Trạng Nguyên nên còn được gọi là Tết Trạng Nguyên. Khi du nhập vào nước ta, Tết Nguyên Tiêu được cải hóa theo Phật Giáo, là Tết cầu bình an cho cả năm, Tết thường cúng chay.

Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào ngày 12 tháng 1 Dương lịch. Ngày này thích hợp cho việc đính hôn, cúng tế, cầu phúc, cầu tự, tắm gội, nhận con nuôi, thăm hỏi người thân bạn bè, nhập học, chữa bệnh, đào giếng, xây đắp ao hồ, mua gia súc. Kị kết hôn, nhập trạch, tang lễ, an táng. Tuy nhiên, nếu cần làm việc gì bạn nên xem kĩ để chọn giờ cho phù hợp.

Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng nguyên) có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Những điều kiêng kỵ:

Ngoài ra vào ngày này hàng năm còn có một số kiêng kị mọi người nên biết để có một năm thuận lợi, nếu tránh được sẽ tốt cho vận khí của bạn và gia đình:

1. Trẻ con khóc sẽ làm gia đình không may mắn, dễ xảy ra một số việc không mong muốn, vào ngày này cha mẹ không nên để con cái khóc nhiễu.

2. Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn.

3. Kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém.

4. Mang ít tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất mát tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.

Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn.

Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn.

5. Rằm tháng Giêng không được cho người khác mượn tiền, nếu bạn cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình.

6. Không được để thùng gạo trong nhà lộ đáy, thùng gạo trống rỗng chẳng khác gì nhà bạn sẽ đói kém.

7. Chú ý không để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới bạn sẽ bị vận rủi đeo bám.

8. Ngày này không được sát sinh, nếu không tài vận suy giảm, gặp tai nạn, bệnh tật.

9. Tránh mặc đồ màu trắng và màu đen vì hai màu này liên quan đến người đã mất. Người mặc hai màu đen trắng vào ngày này làm việc gì cũng khó thành.

10. Họa từ miệng mà ra, lời đã nói ra không thu lại được. Vì vậy không nói lời hạ tiện và nói “sạch“ bạn nhé.

11. Kiêng quan hệ nam nữ: Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn. 

Kiêng quan hệ nam nữ vào ngày Rằm Tháng Giêng.

Kiêng quan hệ nam nữ vào ngày Rằm Tháng Giêng.

Hiện nay, quan niệm này tuy đã không còn nặng nề như trước nhưng trên thực tế, không ít cặp vợ chồng vẫn khiêng khem và đại kỵ chuyện ấy trong những thời khắc nhạy cảm. 

12. Kiêng câu cá ngày trăng tròn

 

Theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Chính vì điều này, vào ngày rằm người ta thường không đi câu cá.

13. Không chơi trốn tìm

Buổi tối, không chơi năm mười, hay còn gọi là cút bắt (trốn tìm) sau 10h, bởi khi chơi, xui xẻo sẽ bị ma dấu.

Theo Duy Phan tổng hợp/Reatimes