Xu hướng tiêu dùng hiện đại
Theo số liệu của Stoxplus (Công ty dịch vụ thông tin chứng khoán), thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam đang tăng rất mạnh, đạt 15.1 tỉ USD, chiếm 10,2% tổng chi tiêu của người Việt (số liệu năm 2015).
Sự tăng trưởng vượt bậc này bắt nguồn từ xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đang dẫn thay đổi. Thay vì “thắt lưng buộc bụng” đủ số tiền để mua một sản phẩm mong ước như ngày xưa thì hiện nay, các khách hàng bắt đầu nhắm đến món đồ mình yêu thích và thanh toán bằng các khoản tiết kiệm dần sau đó.
Như vậy, người đã chịu chi hơn, người Việt giờ đây không chỉ đơn thuần quan tâm đến chuyện đủ ăn hàng ngày mà còn có chiều hướng cải thiện cuộc sống như đi du lịch, sắm sanh tiêu dùng. Chính vì vậy mà họ sẵn lòng với các gói vay mua trước trả sau.
Thói quen này không chỉ cải thiện cuộc sống mà còn thể hiện tính tiết kiệm hợp lý của người Việt khi họ có động lực hơn với số tiền vay mà mình phải trả.
Tỉ lệ thất nghiệp giảm rõ rệt
Số liệu báo cáo của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội trong phiên trả lời chất vấn tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (ngày 5/6) cho thấy, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang có xu hướng giảm dần qua các quý. Đây là một tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Việt nói chung và ngành tài chính tiêu dùng nói riêng.
Tỉ lệ thất nghiệp giảm chứng tỏ kinh tế Việt Nam đang phát triển bền vững và người lao động đang hướng đến các vùng thành thị nhiều hơn. Rất nhiều người nhờ đến vay tiêu dùng để có được vốn liếng, điều kiện để làm ăn.
Sau khi đã vay vốn, khách hàng bắt buộc chủ động được chi tiêu của chính mình, chủ động về việc thanh toán các khoản vay và nhất là buộc phải tiết kiệm.
Cái nhìn thay đổi
Ông Kalidas Ghose, Tổng giám đốc của công ty tài chính FE Credit cho rằng, hiện cách nhìn của khách hàng về thị trường tài chính tiêu dùng đã “mở” hơn rất nhiều. Yếu tố này góp phần không nhỏ để ngành tài chính tiêu dùng phát triển.
Trước đây, chỉ cần nghe đến việc cho vay là người ta sẽ nghĩ đến lãi suất cắt cổ và tín dụng đen. Tuy nhiên, với các giải pháp linh hoạt từ các công ty tài chính tiêu dùng và lãi suất cạnh tranh ngày càng thấp đã khiến người tiêu dùng tin tưởng hơn và mạnh dạn tham gia thị trường này.
Hơn nữa, Thông tư số 43/2016/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017 cũng đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khiến họ đã phần nào yên tâm hơn, hiểu được rằng đây là hình thức cho vay hợp pháp, được pháp luật thừa nhận để hỗ trợ các cá nhân nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
Cạnh tranh khốc liệt
Dân số ngày càng trẻ hóa của Việt Nam là yếu tố quyết định một thị trường tiêu dùng hấp dẫn. Đây là yếu tố hấp dẫn để các công ty tài chính tiêu dùng mọc lên ngày càng nhiều.
Dù mới mẻ nhưng hiện nay có khoảng 20 công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Nhiều công ty tài chính của Việt Nam và cũng rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Lotte , Shinhan của Hàn Quốc, Shinsei của Nhật Bản,...
Nếu độc quyền ắt hẳn khó có sự tối ưu, một khi đã có cạnh tranh thì các giải pháp tốt hơn, thu hút khách hàng hơn sẽ được đưa ra và điều này hiển nhiên có lợi cho khách hàng. Đó cũng là yếu tố để người dùng tìm đến ngày một nhiều khi họ thấy trước mắt có nhiều lựa chọn.
Chẳng hạn như công ty tài chính FE Credit, để cạnh tranh với các đối thủ, FE Credit thường xuyên kết hợp với các đại lý, đối tác trên toàn quốc triển khai các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất, hoặc trả trước 0 đồng, áp dụng cho khoản vay mua hàng điện tử, thiết bị gia dụng như điện thoại, laptop, tivi, tủ lạnh, máy giặt và mua xe máy trả góp.
Chính vì thế, công ty này được đánh giá là đơn vị chiếm thị phần trong phân khúc với gần 10 triệu khách hàng tin tưởng và hợp tác trên 8.500 đối tác tại hơn 12.200 điểm bán trên toàn quốc.
Trong tương lai, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ còn phát triển hơn nữa vì nó không chỉ giúp người đi vay giải quyết nhu cầu vốn cấp thiết mà còn là đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.