Theo đó, UBND TP ủy quyền cho UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố theo quy định như tổ chức lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Khoản 3, Điều 115, Luật Nhà ở 2014 đối với các dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn do mình quản lý; tổ chức di dời, cưỡng chế di dời, phá dỡ đối với nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại theo quy định của Luật Nhà ở 2014 (khoản 2, Điều 113; khoản 3, Điều 115) và quy định của Chính phủ tại Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thực hiện nội dung được ủy quyền quy định tại Điều 1 của Quyết định số 2932/QĐ-UBND, bảo đảm chặt chẽ về hồ sơ, tuân thủ đầy đủ quy trình, thủ tục đã được pháp luật quy định; chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và UBND thành phố về việc thực hiện các nội dung được ủy quyền.

Hà Nội giao các Quận chủ động phê duyệt phương án bồi thường tái định cư khi cải tạo chung cư cũ
Hà Nội giao các Quận chủ động phê duyệt phương án bồi thường tái định cư khi cải tạo chung cư cũ

Quyết định cũng nêu rõ: Kinh phí để triển khai thực hiện là sử dụng nguồn kinh phí ứng trước của các quận, huyện, thị xã (việc hoàn trả kinh phí đã ứng trước được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật, tính trong chi phí thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ sau khi được phê duyệt); nguồn nhân lực để thực hiện là nguồn nhân lực của các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã.

Trong trường hợp tái định cư tại chỗ cũ, các hộ dân sẽ được bồi thường bằng căn hộ có diện tích bằng 1,3 lần nhà cũ bị phá dỡ. Tái định cư ở nơi khác thì diện tích căn hộ được bố trí phải bằng 1,5 lần nơi ở cũ. Phần diện tích chênh lệch giữa nơi ở cũ và mới sẽ được trả bằng tiền theo giá thị trường. 

Có 2 phương án bố trí nhà ở tái định cư là Phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại chung cư & Phá dỡ để xây dựng công trình khác.
Có 2 phương án bố trí nhà ở tái định cư

Người dân tái định cư được miễn lệ phí trước bạ khi cấp giấy chủ quyền nhà đất. Với các chung cũ đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ nếu chưa tìm được chủ đầu tư thì UBND tỉnh thành phải khẩn cấp di dời dân và bồi thường, sau đó tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án. Chính vì vậy, để giải quyết được bài toán trên là cả một quá trình đầy gian nan.

Trường hợp 1: Phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại chung cư

Căn cứ khoản 1 Điều 116 Luật Nhà ở năm 2014, bố trí tái định cư cho các chủ sở hữu có nhà chung cư thuộc diện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau:

- Trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư.

- Trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì được bố trí nhà ở mới có diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn diện tích nhà ở cũ.

Trường hợp 2: Phá dỡ để xây dựng công trình khác

Theo khoản 2 Điều 116 Luật Nhà ở năm 2014, bố trí tái định cư cho các chủ sở hữu có nhà chung cư phải phá dỡ để xây dựng công trình khác được thực hiện như sau:

- Được thuê, thuê mua, mua nhà ở thương mại.

- Được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội.

Trước đó, ngày 11/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh - Trưởng ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ TP. Hà Nội chủ trì cuộc họp về triển khai công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Chủ tịch UBND TP khẳng định, công tác cải tạo chung cư cũ là rất quan trọng, cấp thiết, được nêu rõ tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thành phố đã sát cánh cùng Bộ Xây dựng trong việc sửa đổi bổ sung Nghị định 101/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Ngoài ra, còn một số vướng mắc nằm ở Luật Nhà ở và tới đây tổng kết, sửa đổi Luật Thủ đô, cần sửa đổi, bổ sung các nội dung chính sách đặc thù. Trước mắt là tập trung xem xét những vướng mắc còn lại tại Luật Nhà ở, báo cáo Chính phủ, Quốc hội để có nghị quyết cho thành phố thực hiện một số nội dung chưa có trong quy định pháp luật...

Công tác cải tạo chung cư cũ đang ở mức rất cấp thiết!
Công tác cải tạo chung cư cũ đang ở mức rất cấp thiết!

Theo thống kê, hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư (trong đó có 34 khu có diện tích đất từ 2 ha trở lên và 42 khu có diện tích đất dưới 2 ha) và 306 chung cư cũ độc lập, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954.

Các chung cư xuống cấp, nguy hiểm tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và nội đô lịch sử; hiện trạng quản lý, sử dụng phức tạp, đan xen trách nhiệm, quyền sử dụng giữa tư nhân, tổ chức, nhà nước; một số khu có xen kẽ các công trình nhà ở thấp tầng, trụ sở cơ quan, văn phòng, dịch vụ thương mại, hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế...)...; diện tích căn hộ chung cư cũ nhỏ <30m2, 30-50m2/căn;="" tình="" trạng="" quá="" tải="" số="" người="" ở="" tại="" các="" căn="" hộ="" không="" đảm="" bảo="" tiêu="" chuẩn="" sử="" dụng;="" nhiều="" hộ="" dân="" đã="" tự="" cơi="" nới,="" sửa="" chữa,="" ảnh="" hưởng="" kỹ="" mỹ="" quan="" đô="" thị;="" có="" hiện="" tượng="" cơi="" nới="" lấn="" chiếm="" không="" gian="">

Đồng thời do không được duy tu bảo trì thường xuyên, hệ thống hạ tầng đô thị hư hại, dẫn đến nhiều chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, hư hại nặng, nguy hiểm kỹ thuật kết cấu công trình và an toàn cho người dân.

Theo An An/Đô thị mới

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/quan-chu-dong-phe-duyet-phuong-an-boi-thuong-tai-dinh-cu--20201231000003033.html