Phân tích rõ hơn về điều này, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Hiện tại, các quy định về chi tiêu Photpho, Amoni, tổng Nitơ trong nước thải sau khi xử lý tại nhà máy chế biến thủy sản đang ở mức thấp so với khả năng thực tế.
Đa số các nhà máy chế biến thủy sản, ngay cả các doanh nghiệp có chuỗi hệ thống xử lý nước thải đầy đủ cũng khó đạt được các bộ tiêu chuẩn này. Do đó, trong 3 năm qua, hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản liên tục bị xử phạt hành chính liên quan tới vấn đề môi trường.
“Khi bị xử phạt hành chính liên quan tới vấn đề môi trường tại Việt Nam, sẽ khiến khách hàng quốc tế e ngại nhập khẩu, khiến thị phần giảm sút. Đây là vấn đề vướng mắc lớn của ngành chế thủy sản trong 3 năm qua”, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết.
Trong thời gian tới, các bộ tiêu chuẩn mới liên quan tới môi trường và xử lý chất thải trong ngành chế biến thủy sản sẽ tiếp tục được sửa đổi theo chiều hướng khắt khe hơn. Điều này khiến các doanh nghiệp không thể đáp ứng được. Hậu quả, doanh nghiệp sẽ mất thị trường do vi phạm các quy định trong nước.
Ngoài khó khăn nêu trên, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, ngành chế biến thủy sản đang có nhiều trở ngại, khi chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào, như giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí vận chuyển tăng chóng mặt;... điều này đã tăng áp lực tài chính cho doanh nghiệp.
“Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ ngành chế biến nông, lâm, thủy sản, thế nhưng theo kiến nghị của các doanh nghiệp, việc tiếp cận các gói hỗ trợ này không hề dễ, nhất là chính sách hỗ trợ theo Nghị định 57”, Bộ Kế hoạch - Đầu tư khẳng định.
Nguồn: https://congluan.vn/quy-che-xu-phat-khat-khe-doanh-nghiep-che-bien-thuy-san-roi-vao-the-bi-post139576.html