Thông tư yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp và thường xuyên thực hiện việc thu thập, khai thác thông tin, số liệu về khách hàng.

Bao gồm cả thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), công ty thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật để theo dõi, đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng sau khi đã xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. 

Quy định mới về trích lập dự phòng rủi ro tại tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/10. Ảnh minh họa
Quy định mới về trích lập dự phòng rủi ro tại tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/10. Ảnh minh họa

Cùng với đó, các đơn vị chức năng liên quan sẽ có biện pháp quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp; thực hiện tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định.

Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 7 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2021. 

Theo congluan.vn

Nguồn: https://congluan.vn/quy-dinh-moi-ve-trich-lap-du-phong-rui-ro-tai-to-chuc-tin-dung-post158174.html