Ở đâu có sốt đất, ở đó có nhà đầu tư Hà Nội
Từ đầu năm 2018 trở lại đây, cơn sốt đất nền bùng nổ trên diện rộng. Sốt từ những thị trường lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng cho đến các đặc khu Phú Quốc, Vân Đồn, Vân Phong rồi lan sang những thị trường tỉnh lẻ như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,...
Quan sát trên thị trường cho thấy, lao vào cơn sốt đất hiện nay chủ yếu là giới nhà giàu đến từ Hà Nội và TP.HCM, đặc biệt là nhóm đầu tư đến từ Hà Nội, những người đang có nhu cầu tìm nơi trú ẩn dòng vốn hoặc tìm kênh đầu tư hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Bất động sản Đất Lành từng cho biết, người miền Bắc ở Hà Nội đang chiếm số đông trong những khách hàng tìm đến Phú Quốc. Theo quan sát của ông, khoảng 50 - 70% người đến tìm hiểu mua bất động sản theo lô ở Đảo Ngọc hiện nay là người miền Bắc ở Hà Nội.
Tại Vân Đồn, theo tiết lộ của bà Nguyễn Như Ý, Tổng giám đốc Real Home, có đến 70 - 80% khách hàng mua đất tại đây là nhà đầu tư đến từ Hà Nội.
Thị trường chung cư mini đã chững lại nhưng tính thanh khoản vẫn cao
Mặc dù đã từng bị cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo về những hiểm họa của chung cư mini song thực tế, vẫn có rất nhiều khách hàng lựa chọn loại hình nhà ở này thành “nơi an cư lạc nghiệp”. Điều này xuất phát từ giá trị căn hộ phù hợp với túi tiền, vị trí gần trung tâm. Không thể phủ nhận được rằng, thị trường chung cư mini vẫn tiếp tục diễn ra nhịp nhàng và có tính thanh khoản liên tục.
Reatimes đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Anh Đức, người có 8 năm trong nghề phân phối hệ thống chung cư mini trên địa bàn Hà Nội.
Theo ông Đức, với mức tiền khoảng từ 500 - 900 triệu đồng, tại vị trí trong nội thành Hà Nội, mặt hàng chung cư mini đáp ứng được nhu cầu của số đông người mua, đặc biệt là đối tượng vợ chồng trẻ, mẹ đơn thân hay những người độc thân. Đến thời điểm hiện tại, thị trường chung cư mini đã chững lại và đi theo chiều hướng “túc tắc”, cung đến đâu thì cầu đến đó, không còn cảnh sôi động như cách đây 6 năm.
Thêm hy vọng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại Hà Nội
Theo đó, diện tích nghiên cứu quy hoạch chi tiết khoảng 44,72ha, dân số dự kiến 12.500 người. Khu đất lập quy hoạch chi tiết gồm 11 ô, mỗi ô có thể bao gồm một hoặc nhiều chức năng sử dụng đất.
Đối với nhóm đất nhà ở có tổng diện tích 16,6ha (chiếm 37,25%) gồm: đất nhà ở xã hội có tổng diện tích 13,2ha; đất nhà ở thương mại có tổng diện tích khoảng 3,3ha gồm 2 loại công trình: 2 lô đất nhà ở chung cư thương mại 2,3ha và 8 lô đất nhà ở thương mại thấp tầng 1,02ha; và đất nhà ở hiện có có diện tích khoảng 0,135ha.
Ngoài ra những chức năng sử dụng đất trên khu quy hoạch còn có đất đường giao thông, đất công cộng thành phố và khu vực, đất cây xanh thành phố và khu vực, đất công cộng đơn vị ở, đất bãi đỗ xe tập trung, đất hạ tầng kỹ thuật.
Rao bán cả đảo, đất lâm nghiệp tại 3 đặc khu bất chấp lệnh tạm dừng
Sau Kiên Giang, Quảng Ninh giờ đến lượt Khánh Hòa yêu cầu tạm dừng chuyển mục địch sử dụng đất, tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất tại khu vực dự kiến hình thành đặc khu kinh tế. Tuy nhiên, mặc cho chính quyền đang vào cuộc chặn cơn sốt đất thì những ngày gần đây, thông tin rao bán đất lâm nghiệp, đất rừng, thậm chỉ rao bản cả một phần hòn đảo vẫn đang diễn ra rầm rộ.
Cụ thể, tại vân Đồn một môi giới tên Nghĩa rao bán "Bán đảo tư nhân tại Ngọc Vừng, Vân Đồn, Quảng Ninh, diện tích 2 ha, giá 1.5 tỷ - Loại đất 50 năm, tất cả được bao bọc bởi biển". Thậm chí môi giới này còn trưng giáy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo.
Chung cư Mulberry Lane còn khát đến bao giờ?
Khoảng 21h ngày 6/5, sự cố mất nước bất ngờ xảy ra tại tòa A chung cư Mulberry Lane. Các tòa B, C, D, E sau đó khoảng 2 tiếng cũng điêu đứng, náo loạn vì nước sinh hoạt bị mất đột ngột.
Thời điểm mất nước đúng vào đầu hè, trời nắng nóng khiến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân bị đảo lộn. Việc sống trong một khu đô thị cao cấp, tiện nghi giữa trung tâm quận Hà Đông nhưng không có nước để phục vụ sinh hoạt lại càng khiến người dân bức xúc và không bằng lòng.
Thiếu nước, mọi hoạt động sinh hoạt của từng hộ dân đều bị trì hoãn. Chị Vân, cư dân sống tại tòa nhà D cho biết: “Quần áo, bát đũa thì có thể để đó giải quyết sau. Nhưng vấn đề nước tắm, nước dùng cho vệ sinh thì thực sự rất bất tiện".