Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN) gắn liền với đó là nhu cầu xây dựng những thành phố thông minh (Smart City) giúp gia tăng tốc độ cung cấp kết quả bền vững về xã hội, kinh tế, môi trường và ứng phó với thách thức như biến đổi khí hậu, tăng dân số nhanh, bất ổn chính trị, kinh tế. Đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội cho hàng loạt những đổi mới sáng tạo về công nghệ và khởi nghiệp.

Đô thị - chìa khóa tăng trưởng kinh tế

Cuộc CMCN lần thứ 4 từ năm 2011 đặc trưng là điều khiển hệ và robot, kết nối hệ thống thế giới thực với thế giới ảo xuất hiện xu hướng phát triển các mô hình thành phố xanh (Green city); thành phố sinh thái, đa dạng sinh học (Eco – city); thành phố vườn (Garden city); thành phố sinh thái - kinh tế (ECO2); thành phố đáng sống (Liverable City); thành phố có khả năng phục hồi (Resilience city) hay thành phố đạt chuẩn ISO 37120 về quản lý đô thị theo chuẩn quốc tế...

Trong quá trình phát triển, đô thị càng trở thành chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, 75% sản phẩm kinh tế toàn cầu được sinh ra tại các đô thị. Ở nhiều nước đang phát triển, các TP chiếm đến hơn 60% tổng GDP cả nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Đồng thời hình thành những nền kinh tế tích lũy tạo điều kiện cho sự đổi mới trong và giữa các lĩnh vực khác nhau, tạo ra cơ hội phong phú, đa dạng cho hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Ngược dòng lịch sử, 10.000 năm trước, hình thành TP đầu tiên để trao đổi nông sản, hàng thủ công và mục đích tôn giáo. Vai trò này tiếp tục đến CMCN lần thứ 1 và cách mạng Pháp những năm 1800. Song, chỉ trong 200 năm trở lại đây, diễn ra 4 cuộc CMCN. Theo đó, TP hiện đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các cuộc CMCN này.

Sau CMCN lần 1, dân số đô thị tăng do dòng nhập cư từ khu vực nông thôn. CMCN lần 2, việc đi lại bằng xe động cơ là nguyên nhân mở rộng đô thị. CMCN lần 3, sản xuất robot, viễn thông trở nên phổ biến, do vậy địa điểm sản xuất, kinh doanh được tách biệt. Trong CMCN 4.0 hiện nay, công nghệ AI có thể thay thế công việc của người (con người dịch chuyển ra sinh sống ở ngoại ô).

Những Smart City xuất hiện ngày càng nhiều, đóng vai trò quan trọng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, chất lượng cuộc sống, bằng cách sử dụng công nghệ, sáng tạo để nâng cao chỉ số IQ của môi trường xây dựng, giải quyết nhu cầu, mong muốn của cộng đồng, đặt công dân lên ưu tiên số một và cuối cùng giảm rào cản giữa cơ quan, sở, ngành với công dân, Chính phủ.

Thành phố thông minh: Nền tảng cho đổi mới sáng tạo
Thành phố thông minh: Nền tảng cho đổi mới sáng tạo

Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho công dân

Những nội dung chủ đạo của Smart City (theo tiêu chuẩn ISO 37122), gồm: An ninh, an sinh, an toàn và cách thức đổi mới với mục tiêu không bỏ lại ai phía sau trong quá trình phát triển. Smart City phát triển dựa trên mô hình: Điều khiển hệ tích hợp thực - ảo; Cơ chế, chính sách hỗ trợ DN (sức sống của nền kinh tế); Chính quyền thông minh; di chuyển thông minh; Quản lý, giám sát môi trường thông minh; Cư dân thông minh; Kết nối các TP toàn cầu Smart City Net; Đào tạo nguồn nhân lực mới...

Phát triển Smart City nhằm tạo giá trị qua hệ thống cung cấp, thích ứng với nhu cầu phát triển nhanh chóng kết cấu hạ tầng, giảm thiểu nguy cơ rủi ro, tăng khả năng đầu tư với DN vừa và nhỏ, giảm chi phí cho cộng đồng dân cư, kinh doanh, du lịch. Cùng với đó, cung cấp mọi dịch vụ tốt hơn cho công dân, quyền con người nâng lên với sự lựa chọn thông tin. Môi trường sinh thái tốt hơn, giảm thiểu ô nhiễm. Phát triển thành phố thông minh cũng nhằm nỗ lực đổi mới, tạo cơ hội kinh doanh, nâng cao chất lượng sống, hấp dẫn con người, cơ hội đầu tư, kinh tế phát triển.

Lợi ích của Smart City, trong điều hành kinh tế, thành phố thông minh giúp nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, quy hoạch kế hoạch, chia sẻ dữ liệu kết nối...

Tuy nhiên, quá trình này cũng mang đến những rủi ro như công nghệ kết nối mạng khác nhau thành cuộc sống hiện đại, kết hợp thành "hệ thống của các hệ thống" phức hợp. Trong đó rủi ro trở nên khó xác định, đo lường, thậm chí khó quản trị hơn. Rủi ro từ một cuộc tấn công không gian mạng làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hay việc chạy đua để không bị tụt hậu nhưng phần lớn không chắc chắn là công nghệ sẽ phù hợp với nhau như thế nào...

Định hướng xây dựng Smart City

Các bước xây dựng Smart City, gồm: Xác định nội hàm Smart City; Xây dựng mục tiêu ngắn, trung, dài hạn (visions); Lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư và phát triển (Master Planning); Xây dựng bộ chỉ số đánh giá (Smart Cities Indicators); Lựa chọn chỉ số ưu tiên (an ninh – an sinh – an toàn); Xây dựng cộng đồng start-up, thúc đẩy kinh tế chia sẻ tạo sinh kế đô thị; Xác định điểm đòn bẩy (leverage points); Xây dựng kế hoạch thực hiện (Action Plans); Ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các dự án Smart Cities; Giám sát, kiểm tra, đánh giá – điều chỉnh.

Ngoài việc thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, quá trình xây dựng Smart City còn được xem là nền tảng để thúc đẩy xã hội khởi nghiệp. Nhưng những dự án khởi nghiệp phải tạo sự cân bằng, lấy con người làm trung tâm sẽ được người dân chấp nhận, khi đáp ứng được mục tiêu này sẽ tạo nền tảng cho các dự án có tính sáng tạo cao.

Bộ tiêu chí Smart City – bảo đảm an ninh, an sinh, an toàn được dùng để lựa chọn, đánh giá dự án khởi nghiệp sáng tạo hay giải pháp đáp ứng tối đa hóa chất lượng cuộc sống. Tại sao có thể lựa chọn các dự án, giải pháp khởi nghiệp thông qua mục tiêu Smart City? Vì chức năng cần thiết để đánh giá sáng tạo, khởi nghiệp thông qua hoạt động, dịch vụ của TP. Kết quả thực hiện dự án khởi nghiệp Smart City sẽ được giám sát bằng IoT, cảm biến, phản ứng trên mạng xã hội...

Bên cạnh đó, chỉ số quản trị Smart City được thiết kế để hỗ trợ các TP trong việc chỉ đạo, đánh giá việc quản lý hiệu suất của những dịch vụ cũng như chất lượng cuộc sống. Những chỉ số sẽ được báo cáo trên cơ sở hàng năm, tùy thuộc vào mục tiêu về độ thông minh, các TP sẽ chọn bộ chỉ số thích hợp từ tài liệu này để báo cáo.

Theo Kinh tế Đô thị

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thanh-pho-thong-minh-nen-tang-cho-doi-moi-sang-tao.html