Giải thích về sự tiện ích cũng như hiệu quả của mô hình đào tạo nghề 9 cộng 4 này, TS Nguyễn Hồng Tây-Hiệu trưởng Trường CĐKNDQ cho biết: Với những học sinh học hết lớp 9 khi đã đi học nghề thường sẽ rơi vào những học sinh có học lực trung bình, nhưng lại có nhu cầu học nghề để tìm việc làm.

Tuy nhiên, nếu đào tạo văn hóa và đào tạo nghề ở bậc trung cấp thì khi ra tìm việc làm chưa chắc các em đã được trang bị đầy đủ các kỹ năng thuần thục, nhất là trong thời kỳ phát triển công nghệ 4.0 nếu học sinh không được đào tạo bài bản, sẽ rất khó để cạnh tranh ở những vị trí việc làm tốt. Vì vậy, mô hình đào tạo 9 cộng 4 sẽ cơ bản giải quyết được bài toán trình độ đào tạo.

Bộ trưởng bộ LĐ-TB&XH- Đào Ngọc Dung chứng kiến Lễ ký kết đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực năm 2018 tại Trường CĐKNDQ.

Bộ trưởng bộ LĐ-TB&XH- Đào Ngọc Dung chứng kiến Lễ ký kết đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực năm 2018 tại Trường CĐKNDQ.

Thông thường, hệ trung cấp nghề sẽ vừa đào tạo văn hóa, vừa đào nghề theo kiểu: “sáng cầm bút, chiều cầm cà lê”. Với cách đào tạo truyền thống này học sinh rẽ dễ rơi vào trạng thái “ru ngủ”, có thể hoàn thành song song 2 chương trình nhưng sau 3 năm học tập, cả 2 bậc trình độ này vẫn chỉ ở mức thấp nhất. Ví dụ, chương trình đào tạo 9 cộng 4 cho phép học sinh sau 4 năm khi có bằng cao đẳng có thể học đại học chuyên ngành mà mình đã học, còn nếu học hệ trung cấp thì phải học tiếp 2 năm nữa mới có bẳng cao đẳng, rồi mới học được tiếp lên đại học sẽ tốn thời gian của học viên, TS Nguyễn Hồng Tây nhấn mạnh.

Sở dĩ Trường CĐKNDQ áp dụng dụng mô hình đào tạo 9 cộng 4 là trong năm 2019, nhà trường sẽ chuyển giao đào tạo 2 nghề chính là Ngành Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí và ngành: Vận hành thiết bị chế biến dầu khí thông qua Chương trình hợp tác giữa Bộ LĐ-TB&XH với Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức.

Đây sẽ là một trong những ngành nghề có nhu cầu rất cao ở Quảng Ngãi, nơi có nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang hoạt động. Với việc “đi tắt đón đầu” này, nhà trường sẽ đảm bảo nguồn cung rất lớn khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoàn thành công tác nâng cấp mở rộng trong thời gian tới. Không những thế, phương châm của Trường CĐKNDQ là ở đâu có nhu cầu, ở đó có hợp tác thông qua việc đưa học sinh-sinh viên đi thực hành thực tập tại Nhật Bản và các nước.

Ông Jean Jaeques- Đại diện cho Dự án đầu tư và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao do Chính phủ Pháp tài trợ bên các sinh viên Trường CĐKNDQ.

Ông Jean Jaeques- Đại diện cho Dự án đầu tư và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao do Chính phủ Pháp tài trợ bên các sinh viên Trường CĐKNDQ.

Việc chuyển giao nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 rất cần các sinh viên năng động, tiếp cận được nhiều với những tiến bộ về khoa học, công nghệ chứ không phải là phổ cập những kiến thức văn hóa một cách chung chung.

Thông quan những chương trình đã hợp tác với Chính phủ Pháp trong việc hợp tác chuyển giao nghề Công nghệ ô tô cho thấy nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn Châu âu đang ngày càng tăng lên. Vì vậy, mô hình đào tạo 9 cộng 4 trong thời gian đến sẽ là nguồn cung rất lớn đáp ứng cho mục tiêu CNH-HĐH của tỉnh Quảng Ngãi.

Bằng chứng là trong năm 2018, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ký kết đặt hàng với Trường CĐKNDQ đào tạo 5000 sinh viên trình độ trung cấp và cao đẳng với các ngành nghề chủ yếu như: Bảo trì hệ thống thiết bị điện, điện công nghiệp, cắt gọt kim loại, lắp đặt thiết bị cơ khí, tự động hóa công nghiệp…Ở trình độ sơ cấp, KCN Vsip đã đặt hàng đào tạo 5.500 lao động trong các ngành sản xuất giày, da, dệt nhuộm, may công nghiệp.

Đông Hải

Theo baodansinh.vn